Chắc hẳn có nhiều bố mẹ đang đau đầu về tình trạng suy dinh dưỡng của con mình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ.

Nguyên nhân

Suy dinh dưỡng có thể đến từ các nguyên nhân sau:

Thiếu hụt chất dinh dưỡng:

–Trẻ biếng ăn và ăn không đủ dưỡng chất nạp vào cơ thể.

– Sai lầm trong quá trình chế biến khiến thức ăn mất đi dưỡng chất, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất.

Tiêu hao năng lượng:

– Do bị bệnh: như sốt, sốt kéo dài, tiêu chảy kéo dài,..

– Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, amip…)

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 nguyên nhân trên, vừa “thiếu hụt dưỡng chất” vừa “tiêu hao năng lượng”.

Các mức độ suy dinh dưỡng:

Suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 mức độ:

Trẻ suy dinh dưỡng độ I

Cân nặng của trẻ chỉ bằng 70% – 80% cân nặng của trẻ bình thường (cân nặng chuẩn theo tuổi, giới tính). Khám thấy lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn thèm ăn và khám thấy có tình trạng suy dinh dưỡng .

Trẻ  suy dinh dưỡng độ II

Cân nặng còn 60-70% cân nặng của trẻ bình thường. Trẻ gầy gò, không có lớp mỡ dưới da: bụng, mông, tay, chân; thường bị rối loạn tiêu hoá từng đợt và có thể kèm theo biến ăn.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ III (bé bị suy dinh dưỡng nặng)

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có các hình thái biểu hiện khác nhau. Không phải chỉ có trẻ gầy mới đáng lo lắng về tình trạng dinh dưỡng, mà cơ thể bụ bẫm, tròn trịa  cũng là một trong những biểu hiện của suy dinh dưỡng ở thể phù. Suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể teo đét, thể phù và thể phối hợp.

Nguồn: sưu tầm.