VÌ SAO TRẺ HAY NÓI DỐI?

Chợt nhớ về tuổi thơ, những ký ức tuổi thơ vẫn còn động lại đâu đó, mỗi khi nghĩ đến nó bỗng ùa về rõ mồn một. Ngày ấy khi làm sai điều gì đó, tôi rất sợ bị trách mắng và đôi lúc bị những trận đòn roi của mẹ. 

Là dân 9x đời đầu, thời điểm đó kiểu cách dạy con, yêu thương con bằng đòn roi đang vẫn còn là mốt. Thế nên khi lỡ làm gì sai tôi cố tìm mọi cách che đậy trong sự sợ hãi, nhớ lại cũng không nghĩ ra làm thế nào mình lại tài tình nói dối khéo léo, ”ngoạn mục” như thế hình ảnh;))).

Bây giờ khi có cơ hội học và tìm hiểu về tâm lý của trẻ 0-6 tuổi, tôi mới hiểu được rằng, việc hay trách phạt con không mang lại lợi ích gì cả mà còn vô tình đẩy con vào một góc tối với đầy nỗi lo sợ, lấy mất đi sự tự tin thay vào là sự nhút nhát của con, dẫn đến thói quen hay nói nhất là với bố mẹ...

Tôi cần phải thay đổi cách mà bố mẹ tôi đã làm, học cách yêu thương, bao dung, cách làm thế nào để con gái luôn tự tin, sống hoan hỉ với chính mình, dù có làm sai nhưng con luôn được mẹ ở bên sẻ chia, dẫn dắt con trong cuộc hành trình đầy ý nghĩa này.

Mọi thứ trên đời này đều có tính 2 mặt, đồng tiền phải có 2 mặt mới được phép lưu hành, con người cũng phải có cả tay phải lẫn tay trái, mặt trước và mặt sau, việc con làm sai, đó là điều thuận tự nhiên, là điều hoàn toàn bình thường, con cần một quá trình để học, để làm, sai rồi sửa. 

Đó mới là điều quan trọng để con có những trải nghiệm sống của riêng mình, những cái sai đó của con sẽ giúp con phát triển và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Việc con hay nói dối, thông báo cho bố mẹ biết rằng, thay vì than trách, đỗ lỗi cho ngoại cảnh bên ngoài, hãy quay lại chính bên trong của mình, nhìn lại cách yêu thương của chúng ta, đã có quá khắt khe hay không? hãy cho con quyền được sai, gần gủi và thân thiện, nhẹ nhàng với con hơn để con có thể dễ dàng mở lòng chia sẻ, con nói dối do bởi con sợ bị trách mắng, con sợ bị phạt bằng những trận đòn roi của bố mẹ.

Bên cạnh đó, chúng ta cần cho con biết những việc con có thể làm sai và những việc con không thể, cho con chúng ta quyền được sai nhưng sai trong khuôn khổ. 

Cung cấp cho con một check list những việc có thể làm sai: bị điểm kém, rửa bát không sạch, hay làm vỡ cốc chẳng hạn.


Và những việc con không thể sai: nghịch ổ điện, đi sai làn đường, những việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân và người khác.v.v

Hướng dẫn con cách làm đúng ngay từ đầu, kiên trì làm lặp đi lặp lại khi nào con nhớ được thì thôi. Với những em bé nhỏ cần đảm bảo môi trường an toàn cho con và luôn có sự giám sát của người lớn. 

Với những em bé lớn 3 tuồi trở lên, con đã hiểu về luật nhân quả, cho con biết được nguyên nhân và hậu quả của những việc làm này như tìm sách, video liên quan v.v. để dạy cho con các kỹ năng thực hành trong cuộc sống. 

Và điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ đến bạn và cả chính bản thân mình nữa, con rất cần tình yêu thương, bao dung và sự kiên trì của bố mẹ chúng ta, hướng dẫn con lặp đi lặp lại dù có đến n lần cũng luôn với tâm thế hoan hỉ, bởi đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả, dành cho con một ký ức về một tuổi thơ hạnh phúc - món quà vô cùng ý nghĩa và lớn lao mà chúng ta hoàn toàn có khả năng dành tặng cho con của mình! ❤️hình ảnh