Bệnh vô cảm đang được lan truyền ngày càng rộng rãi trong giới trẻ hiện nay và không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “vô tư” chụp ảnh tự sướng khi đám cháy đang ngùn ngụt bốc lửa như cư dân mạng đang sốt trong vụ cháy quán Karaoke ở Trần Thái Tông. Hay như hình ảnh những “nam thanh nữ tú” hồn nhiên quay lại cảnh đánh ghen, đá con chó… ngoài đường. Chắc hẳn sẽ có nhiều ý kiến đa chiều cho vấn đề này, kẻ bình luận, người thương xót, chê bai…nhưng đáng chê trách nhất chắc chắn vẫn là những người chụp và đăng những bức hình đó lên mạng.


Vây làm thế nào để giới trẻ hiện nay nói riêng và mỗi con người chúng ta đẩy lùi bệnh vô cảm và có ý thức để sẻ chia? Tôi thiết nghĩ ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ chúng ta đã hình thành cho trẻ ý thức và thói quen được sẻ chia và quan tâm đến người khác thì chắc chắn rằng khi chúng lớn lên, chúng sẽ hiểu và sẵn sàng lan truyền sự sẻ chia đó tới nhiều người. Có lẽ không cần ở đâu những kiến thức xa vời và rộng lớn mà chúng ta hãy học cách để sẻ chia ngay từng chính những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày. Ngay lúc này chúng ta hãy cùng gieo mầm suy nghĩ và thái độ hành vi cho các bạn nhỏ theo các cách sau:


1. Giúp trẻ hiểu chia sẻ là ý thức của mỗi người và hãy biến nó thành niềm vui.


webtretho


Ngay từ khi còn nhỏ con bạn đã biết giữ đồ chơi, chưa biết cách nhường nhịn và chia sẻ với người khác, các bà, các mẹ sẽ nựng yêu con bằng cách mắng: “cha bố cái đứa thần giữ của/ nó khôn thế chứ”… Đó chỉ là những câu nói vu vơ vì nghĩ rằng con trẻ không hiểu gì. Nhưng thực tế thì chính thói quen đó rất dễ sẽ hình thành nên cho con mình suy nghĩ ích kỷ, chỉ biết nhận chứ không biết cho.


Vậy chúng ta hãy cho trẻ và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tập thể, mang tính cộng đồng , đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để có hiệu quả tốt nhất như: Trò xếp hình, truy tìm báu vật, giải đố… chúng ta có thể tạo cơ hội để trẻ có thể chia sẻ đồ chơi, đồ ăn…với người khác. Điều này giúp trẻ cảm thấy thú vị và chắc chắn con sẽ hiểu ra rằng con chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với người khác chính là con đang mang niềm vui đến cho người khác và cho chính bản thân mình. Khi mình làm được việc tốt mình sẽ vui và được nhiều người yêu quí, trẻ sẽ hiểu đây không chỉ còn là ý thức mà đó còn là trách nhiệm của mỗi con người với nhau.


Chắc hẳn cha mẹ cũng sẽ vui mừng khi đi làm về mệt nhọc được con hỏi han và giúp bê đồ vào nhà đúng không nào.


2. Đừng phạt trẻ mà hãy cho trẻ cơ hội để trở thành người biết sẻ chia


webtretho


Rất nhiều các bố mẹ không thể bình tĩnh khi con mình ích kỷ hoặc có biểu hiện so sánh, chê bai người khác… thậm chí là có thể quát mắng hoặc đánh con ngay lập tức. Thực tế những hành động và thái độ của bố mẹ chỉ khiến chúng cảm thấy ấm ức, tức tưởi và thậm chí là gây cho con tâm lý oán hận, ghét những người khiến cho mình bị mắng, bị đánh như vậy. Trẻ sẽ tự biết cách sẻ chia nếu trẻ hiểu được ý nghĩa của việc sẻ chia và tại sao lại phải làm như vậy. Thay vì quát mắng và giật đồ lại từ trẻ chúng ta có thể nhẹ nhàng phân tích để trẻ chia sẻ tự nguyện.


Cha mẹ có thể đưa ra một số ví dụ về những lần con đã được người khác sẻ chia để con đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cảm nhận và quyết định hành động, thái độ của bản thân


3. Cha mẹ cho con quyền tự lựa chọn và quyết định


webtretho


Thật khó để giải thích hay bắt ép con trẻ phải thực hiện theo yêu cầu của người lớn, bởi như vậy sẽ rất dễ đẩy trẻ vào trạng thái bất cần, ấm ức hoặc phản kháng ngược. Thay vì như vậy thì tại sao chúng ta lại không cho con quyền lựa chọn và tự quyết định hành động của mình?


Hãy cho chúng quyền được làm chủ bản thân và được lựa chọn, chúng sẽ cảm thấy hào hứng và thích thể hiện bản thân.


Chúng ta hãy tôn trong ý kiến của trẻ, hãy hỏi con con có muốn chia sẻ hay không. Trẻ trả lời không, chúng ta hãy nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu và để con là người tự chọn lựa. Nếu trẻ trả lời có hãy khuyến khích và động viên để trẻ tiếp tục phát huy.


4. Cha mẹ hãy làm gương cho con


webtretho


Hẳn chúng ta ai cũng hiểu rằng trẻ bắt chước rất nhanh, những hành động và thái độ của người lớn đều phải chú ý để làm gương cho con. Chính vì thế nếu muốn dạy trẻ cách chia sẻ thì trước hết các cha mẹ cũng phải là người biết sẻ chia. Bạn hãy vui vẻ chia sẻ những gì bạn và cùng con trải nghiệm những điều tuyệt vời đó. Trẻ sẽ hình thành cho mình thói quen trong cả suy nghĩ và hành động và sẻ chia sẽ trở thành điều tất yếu trong chúng.


Thực tế thì sẻ chia là một trong những phương thuốc hiệu quả để chữa lành bệnh vô cảm. Một người biết sẻ chia là một người biết yêu thương và quan tâm giúp đỡ người khác. Hãy lập tức bắt tay vào áp dụng những phương pháp trên để ngay từ lúc này chúng ta hãy ươn mầm cho những thế hệ biết sẻ chia và nói không với bệnh vô cảm.


Nguồn: nuoicondungcach.com