Có thể nói, nuôi dạy bé thông minh là một công trình nghệ thuật của những người làm cha mẹ. Ngay khi mang thai, mình đã không bỏ qua cơ hội vàng này để giúp trẻ thông minh hơn như nghe nhạc, giữ tinh thần thoải mái, luôn tràn đầy niềm vui và tiếng cười để phát triển trí não của trẻ; âu yếm, vuốt ve và trò chuyện với bé để bé phát triển chỉ số thông minh và chỉ số cảm xúc về sau.


Khi bé chào đời và được ngoài tháng tuổi, mình luôn chú ý đến phát triển các giác quan của bé như phát triển thị giác bằng cách treo ô vuông đen và trắng để hàng ngày cho con nhìn, khi lớn hơn một chút thì treo các chữ cái có các màu sắc xanh, đỏ v.v…, như vậy sẽ tăng khả năng tập trung cho bé; phát triển thính giác bằng cách cho bé nghe nhạc, nói chuyện, hát, đọc thơ cho bé nghe, phát triển xúc giác bằng cách dùng khăn xô sạch cọ nhẹ vào hàm trên, hàm dưới của bé để bé biết cảm giác và phân biệt với ti mẹ, phát triển khứu giác bằng cách cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau; phát triển vị giác bằng cách dùng khăn xô sạch thấm nước có các vị mặn, ngọt, chua cho bé nếm thử. Sự phát triển các giác quan của bé sẽ góp phần vào hình thành và phát triển trí thông minh của bé sau này đó các mẹ ạ


Khi bé được hai tuổi trở lên, mình cho bé rèn luyện các kỹ năng ghi nhớ, tập trung, và giải quyết vấn đề,tiếp thu thêm kiến thức thông qua các trò chơi dán hình thú vị để phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của bé. Cụ thể là mình cho Thỏ và Bông đi hiệu sách tìm mua những sách dán hình để phát triển chỉ số thông minh của bé như trên hình có các dấu chân của các con vật khác nhau, cho bé dán hình con vật vào các ô tương ứng, phát triển chỉ số sáng tạo bằng cách dán hình hoa trên cây có sẵn cho đẹp v.v…, phát triển chỉ số cảm xúc cho bé như nhìn vào bức tranh chỉ các mùa khác nhau, dán hình các bạn mặc trang phục phù hợp với thời tiết thể hiện trong bức tranh đó ….


Khi bé từ ba tuổi trở lên, mình bắt đầu định hướng phát triển trí tuệ xã hội cho bé nữa. Đó là cho bé nhận thức và biểu đạt cảm xúc, cách ứng xử, rèn luyện thói quen tích cực, thói quen ngăn nắp bắt đầu từ việc biết thu dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong hàng ngày đến việc giúp mẹ dọn đồ đạc trong phòng v.v…


Bên cạnh rèn luyện các kỹ năng qua sách vở mình còn dạy bé thông qua các trò chơi mà trò chơi trốn tìm là một ví dụ điển hình.


Mình dạy bé cách thức chơi trò chơi trốn tìm: trước hết dùng phương pháp “kéo, lá, búa” để phân biệt ai là người trốn và ai là người tìm. Bé nhà mình đã thua khi chơi “kéo, lá, búa” với anh lớn:





Sau đó bé đã phải úp mặt để cho anh đi trốn, nhưng bé đã ghi nhớ lời mẹ dặn, đồng thời tai bé vẫn tập trung nghe và phán đóam tiếng anh chạy về hướng nào để tim đúng hướng:





Cuối cùng, con đã biết cách giải quyết vấn đề bằng cách tìm thấy đúng chỗ anh nấp và chạy nhanh về chỗ úp mặt để “đạp cột”





Như vậy, con đã chiến thắng trong trò chơi này và được trốn để cho anh tìm. Đó chính là khả năng ghi nhớ, tập trung của con rất tốt khi mẹ hướng dẫn và con đã giải quyết vấn đề thành công!