Đó là một ngày cuối năm đầy háo hức. Em còn nhớ như in cảnh tượng của NVH Thanh Niên ngày hai mươi tám Tết ấy, có lẽ cả đời cũng khó có thể quên được. Cổng NVH được căng một vòng bong bóng đỏ thật to, đậm rực không khí Tết với dòng chữ “TẾT ĐOÀN VIÊN” khiến những người xa quê lâu năm như chúng em cứ bồi hồi, lòng xốn xang, hạnh phúc khó tả nên lời. Ngoài đường, đậu sát vỉa hè, là hàng khoảng ba chiếc xe du lịch cỡ lớn, cũng màu đỏ tươi, rực rỡ lấp lánh dưới ánh nắng sáng. Xe bóng loáng, tinh tươm, sạch sẽ, có lẽ rất nhiều anh chị cô chú bác đang đứng đây cả đời chưa từng có cơ hội được bước lên một chiếc xe sang trọng như thế.



Làm sinh viên ở Sài Gòn hai năm, cũng là hai cái Tết rồi em phải xa nhà, xa gia đình. Ngày được Omo trao tặng tấm vé “Tết đoàn viên”, em đã bật khóc vì không thể tin rằng mình lại may mắn đến thế. Quê em ở Phú Yên, từ nhỏ gia đình đã rất khó khăn. Đậu được đại học là niềm tự hào cho cả dòng họ. Em đi học từ tiền của ba mẹ, tiền học bổng của trường hằng học kì, thế nên chi phí vô cùng eo hẹp. Thậm chí cả chuyện ăn vặt em cũng không thể thoải mái như bạn bè. Vậy nên, đã vào Sài Gòn hai năm, nhưng chưa có lần nào em dám về thăm ba mẹ. Ngay cả ba mẹ cũng khuyên em nên để tiền đó ăn uống bồi bổ, về quê vé xe rất đắt.




webtretho



Khi lên xe, ngồi kế em là một chị, cũng quê Phú Yên. Vừa nhìn chị một lượt, mình hiểu ngay cuộc sống của chị ở đất Sài Gòn này hẳn phải khó khăn nhọc nhằn lắm. Chị đen sạm, da cánh tay sần sùi, chiếc áo khoác chị mặc dù thẳng thớm nhưng màu đã ố cũ, mùi nắng gắt tỏa ra như càng thêm chứng minh nỗi cơ cực của chị. Chị quay sang em, cười rất tươi, rồi chủ động bắt chuyện.



Chị tên Thơm, nhà có một con gái năm nay đã sáu tuổi mà bốn năm rồi chị chưa được về ôm hôn cháu một lần nào.



Ngày vô đây làm vì bà dì nói ở trong đây bán buôn còn có tiền mà gửi về cho con mày lớn, chứ ở đây thì làm gì ra cái ăn. Bả nói cũng đúng em à, vô đây mới thấy đất Sài Gòn dễ kiếm tiền hơn ngoài mình chục lần, chị chỉ bán vé số, bán báo, mà cũng gom góp đủ bao năm qua gửi về cho con ăn mặc. Còn nhớ hôm trước ngày chị đi, Chị ôm con ngủ, khóc mấy đêm trời, hôn nó không biết bao nhiêu cái, chị biết là chị đi chuyến này phải lâu lắm mới về với nó….Nhưng có ai dè lâu tới bốn năm. Sợ mình về, con mình không nhận ra mình luôn quá!


Rồi chị lại cười, mà méo xệch, có lẽ chị lo lắng thật. Cái hạnh phúc quá lớn nó xen với sự bỡ ngỡ làm chị cứ ngồi huyên thuyên với em đủ chuyện. Em từng đọc được một câu trên báo “Sài Gòn hoa lệ - hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”. Lúc nghe chị kể chuyện, em mới thấu được hết cái nghĩa của câu này.



Lúc nhà trường báo em có tên trong danh sách nhận vé xe Tết Đoàn Viên do Omo trao tặng, nằm trong danh sách 5.000 hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xe về quê ăn Tết. Em thật vừa mừng, nhưng vừa có chút buồn tủi khi nhìn sang bạn bè đồng lứa, cùng lớp.



Bây giờ, em thấy mình thật nông cạn các chị ạ! Em còn may mắn hơn hàng trăm hàng nghìn người cũng đang ngồi trên những chiếc xe Omo màu đỏ đầy tình người này, khi mà em vẫn còn có ba mẹ lo học phí, còn có tương lai phía trước sau khi ra trường để phấn đấu xây dựng cuộc đời.




webtretho




Em chỉ muốn thông qua diễn đàn, gửi lời cảm ơn của mình đến các anh chị của nhãn hàng Omo, đã tổ chức và hoàn thiện một chương trình nhân văn như thế này, đem lại cho đến 5.000 người một cái tết trọn vẹn. Chỉ người xa quê mới hiểu được cái nghẹn ngào khi thấy cảnh vật xung quanh mình dần thay đổi bên khung cửa kính xe, và rồi bao nhiêu mái nhà, con đường quen thuộc hiện ra.



Nhờ Omo, em biết rằng mình phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa để mai sau có thể giúp đem lại nụ cười cho nhiều người trong xã hội, có niềm tin vào tình người hơn, ở giữa một thành phố xô bồ mà nhiều người cứ nghĩ là vô tâm.