Con trai tôi 3 tuổi, cân nặng 15kg, cao 98 cm, ăn ngủ bình thường, hiểu, nhận biết tốt, tính hiếu động ( thích đá, tranh bóng với bạn và anh trai). Hiện nay, cháu chỉ nói được một số từ như trẻ em 1,5 tuổi và vài câu 3 -4 từ. 

Cháu chưa đi trẻ, đang ở nhà do bà nội trông. Xin hỏi cháu có bị bệnh chậm phát triển trí tuệ không? Nếu có thì xin cho biết cách chữa trị, bệnh viện nào? Xin cảm ơn bác sĩ. 

Trả lời:

Chào bạn, 

Con bạn 3 tuổi với cân nặng, chiều cao như vậy và ăn ngủ bình thường thì trong giới hạn phát triển bình thường và còn tốt nữa. Cháu hiếu động, hiểu và nhận biết tốt thì không có gì lo lắng. 

Về phát triển trí tuệ, nếu bạn cho biết con bạn cho con bạn bao nhiêu tháng tuổi thì có thể nhận định rõ hơn vì trong 36 tháng đầu đời, trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp rất nhanh, nhanh tới mức có thể nhận biết tến bộ sau mỗi 3 tháng. 

Hiện tại con bạn có thể nói một số từ như trẻ em 1,5 tuổi và vài câu 3-4 từ có nghĩa là đang chuyển từ nói từng từ tới nói từng câu, là hợp lý với tiến trình phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn 21 -36 tháng ( 3 tuổi). 

Tôi lấy ví dụ con bạn nói : " Con đói, cho con ăn". Khi trong thấy món ăn mà trước đố trẻ " khoái".  Hoặc, ít hơn, khi trông thấy đồ chơi trẻ thích, trẻ nói " mẹ, (ba) cho con" thì có lẽ bạn nên an tâm và nên cho cháu tiếp xúc với nhiều trẻ bên ngoài nhiều hơn nữa, nếu chỉ ở nhà với bà nội có thể không đủ thuận lợi để trẻ nói nhiều hơn. 

Theo tác giả Elain Wetxman, bạn có thể kiểm tra khả năng ngôn ngữ con bạn trong giai đọa 24 -36 tháng với một vài gọi ý sau:

- Nói và chỉ đúng tên bộ phận chính của cơ thể (đầu, tay chân, bụng,...)

- Hỏi và tìm " trái banh đâu?"

- Biết nói " con không thích" khi bị anh hai " giành phần" nhiều hơn.

Biết nói câu đơn nhưng có động từ, ví dụ " mẹ về", hoặc, " mẹ đã về". 

- Có thể nói "con tên Tí, con 3 tuổi; hai tên Tèo, hai đi học"

...

Cho dù con bạn chưa " đạt" đủ những ví dụ trên, bạn cũng không nên quá lo lắng. Trước hết bạn hãy sắp xếp thời gian cho cháu có thời gian chơi nhiều hơn với nhiều trẻ khác. Và cho bé đi khám tại Khoa Tâm lý - Tâm thần Trẻ em