Rất nhiều trẻ thường mắc phải tình trạng căng thẳng (stress). Điều này trái ngược với những suy nghĩ thường tình về câu cửa miệng của nhiều phụ huynh là “trẻ em vô ưu vô lo”. Đây là quan niệm sai lầm, bởi thực tế cho thấy rất nhiều trẻ bộ lộ tình trạng căng thẳng trầm trọng, thậm chí dẫn đến tự kỷ. Vậy, làm sao để ba mẹ nhận biết và loại bỏ căng thẳng của trẻ ?

hình ảnh

Khi trẻ hét lên – con quá căng thẳng

Dĩ nhiên trẻ không thể tự biết được một mớ bòng bong đó. Nhưng áp lực về bài vở, nỗi lo về thành tích học tập hay những lỗi mà trẻ mắc phải bị ba mẹ trách phạt nặng nề… đều làm chúng căng thẳng tột độ. Quá trình xử lý thông tin thường quá tải, khiến trẻ trở nên lo lắng, hờ hững và nhiều biểu hiện dễ thấy khác như: tức giận, sợ hãi, lo lắng…

Trẻ căng thẳng cũng có thể từ yếu tố gia đình. Thấy ba mẹ cãi nhau, hay những la mắng vô lý hằng ngày khiến trẻ trở nên stress trầm trọng và có những hành động vượt qua kiểm soát của ba mẹ. Ba mẹ cần lưu ý đến các yếu tố để biết được con mình đang trong tình trạng nào.

Trẻ nên làm gì khi bị căng thẳng ?

Ba mẹ cần yêu cầu con tập trung để áp dụng một số phương pháp xoa dịu căng thẳng. Giúp trẻ bày tỏ nỗi lo của chúng, sau đó cùng chúng giải quyết. Khuyến khích con thực hiện các bài tập vận động để giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng. Đảm bảo trẻ có thể chia sẻ được với ba mẹ về những vấn đề học tập, gia đình, cuộc sống… Ba mẹ cũng có thể kể về khó khăn của mình. Đôi khi trẻ lại động viên ngược lại rất hay ho và gia đình có một trận cười cực kỳ sảng khoái.

Ba mẹ lưu tâm việc con học ở trường

Bài vở hay nỗi lo về giáo viên chẳng hạn, khiến bọn trẻ lo lắng. Đặc biệt là mối quan hệ bạn bè ở trường. Những người bạn có thể bắt nạt ở trường hay trên đường về nhà cũng khiến trẻ rất lo lắng. Hay những sai lầm của trẻ bị phát giác khiến chúng sợ hãi nên tạo ra tâm lý không an toàn. Điều quan trọng là ba mẹ phải can thiệp kịp thời. Nếu cần có thể đến tư vấn từ bác sĩ.

Ba mẹ cần lưu tâm đến trẻ trong quá trình đi học. Không chỉ ở giai đoạn đầu mà suốt quãng đời học tập của con mình. Mỗi giai đoạn là một khung trời mới mẻ mà trẻ phải đối mặt với những mối lo lắng của riêng mình. Nếu không được giải tỏa sẽ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.

BeBiHome.