hình ảnh

Tiền bạc thường là chủ đề khá nhạy cảm trong các gia đình, đặc biệt đối với trẻ con. Nhiều đứa trẻ trong suốt 18 năm đầu đời chẳng hề hay biết đến các khoản chi tiêu cần thiết trong nhà. Bởi vì chưa được chỉ dạy về đồng tiền ngay từ sớm nên khi trưởng thành, chúng cũng rất khó khăn để quản lý đồng tiền mình tự kiếm ra. 

Riêng , người Do Thái có một phương pháp đặc về giáo dục kỹ năng quản lý tài sản cho con cái, họ bắt đầu triển khai các bài học quản lý tài sản gia đình từ khi trẻ ba hoặc bốn tuổi, đó dường như đã thành thông lệ của cả dân tộc.

Ba tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.

Bốn tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.

Năm tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.

Sáu tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.

Bảy tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không. .

Tám tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.

Chín tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá cả với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.

Mười tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt...

Mười một tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và CÓ quan niệm về giảm giá và ưu đãi.

Mười hai tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiên không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm.

Từ mười hai tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.

Trẻ em Do Thái được học cách quản lý tài sản kể từ khi biết “đếm” trong suốt thời niên thiếu. 

Vậy theo bạn, con mình sẽ được dạy về khái niệm tiền bạc vào lúc mấy tuổi là phù hợp?