cho bé tiếp cận môi trường xung quanh

Nguyên tắc đầu tiên ba mẹ cần lưu ý khi dạy con 1 tuổi đó là tạo điều kiện để con khám phá thế giới xung quanh. Thông qua việc tiếp xúc với môi trường, não bộ của con sẽ bắt đầu quá trình thu thập thông tin. Từ đó, trẻ sẽ tăng hiểu biết và nhận thức về những gì diễn ra xung quanh. Điều đó cũng giúp ích cho việc kích thích tư duy và trí thông minh của con cũng được bồi đắp hơn theo thời gian.

Có sự tôn trọng con trong quá trình dạy

Nhiều ba mẹ cho rằng họ có toàn quyền quyết định những hoạt động mà bé cần thực hiện. Tuy nhiên, các mẹ đã vô tình quên một điều rằng giai đoạn 1 tuổi là lúc hình thành tâm lý rõ nét nhất của con. Đến 3 tuổi bé đã hình thành cá tính riêng hay chưa phụ thuộc nhiều vào cách dạy trong giai đoạn 12 tháng tuổi. Việc áp đặt suy nghĩ của người lớn lên bé là không khoa học, vì con cũng cần được tôn trọng. Thay vào đó ba mẹ hãy khuyến khích con nói ra những suy nghĩ, sở thích của riêng mình nhé.

Sử dụng lời nói nhẹ nhàng

Trong quá trình dạy bé 1 tuổi, ba mẹ nên dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng. Vì trẻ nhỏ rất dễ bắt chước lời nói của ba mẹ. Nếu dùng ngôn từ không phù hợp, dần dần bé sẽ hình thành thói quen sử dụng từ ngữ đó. Vì ngôn ngữ đã được hình thành nên nếu muốn con thay đổi thì cũng là vấn đề khá khó khăn đấy nhé.

Dạy con theo cách giải trí

Thực tế hiện nay cho thấy nhiều ba mẹ khi dạy trẻ 1 tuổi thường cho con sử dụng ipad hoặc điện thoại thông minh. Phần lớn trẻ sẽ sử dụng smartphone cho việc giải trí, dần dần bé sẽ khép mình vào thế giới riêng và không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai.

Dạy bé theo sự tò mò của con

Một trong những cách dạy trẻ 1 tuổi thông minh đó là xem bé đang tò mò những gì. Trẻ nhỏ, đặc biệt là bé 1 tuổi có sự tò mò khá cao. Nếu không được định hướng từ đầu thì bé sẽ khó khăn trong việc phát triển kỹ năng khám phá của bản thân. Thông thường, trẻ sẽ đặt ra những câu hỏi tại sao và ngay cả người lớn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc giải đáp. Do đó, điều cần làm là ngồi lại với con và cùng bé giải quyết các thắc mắc này. Điều này sẽ giúp trẻ kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của mình hơn.