Nguồn bài viết: 4 biểu hiện của trẻ có EQ thấp

Chỉ số EQ thấp sẽ ảnh hưởng đến cả tương lại phía trước của trẻ, nhưng nếu phát hiện sớm, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con cải thiện.

Thành công của một người được tạo nên chỉ từ 20% IQ (chỉ số thông minh) còn lại 80% là EQ (chỉ số cảm xúc). Các nghiên cứu hiện đại đã thay đổi quan niệm của nhiều người về yếu tố góp phần tạo nên thành công của một đứa trẻ. Không phải chỉ số thông minh quyết định mà trí tuệ cảm xúc – chỉ số EQ, bao gồm khả năng tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, ý chí, khả năng giao tiếp, cách xử lý các mối quan hệ mới là yếu tố đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công trong tương lai.

EQ thap

Trong những năm đầu đời, theo dõi chỉ số EQ rất quan trọng với mọi đứa trẻ. Các chuyên gia tâm lý cho biết những trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 1 số biểu hiện sau:

Hay ăn vạ, mất bình tĩnh

Ăn vạ là phản ứng cảm xúc xảy ra phổ biến ở mọi đứa trẻ. Giống như người lớn khi không hài lòng về một điều gì đó, họ thường tức giận, trẻ em thì thể hiện bằng cách ăn vạ. Tuy nhiên, trẻ ăn vạ quá thường xuyên, hay mất bình tĩnh, tức giận, khóc lóc… đó là biểu hiện của chỉ số EQ thấp. Điều này cho thấy trẻ gặp khó khăn để diễn tả được cảm xúc, vấn đề hay suy nghĩ của mình, từ đó dẫn đến việc khóc lóc thường xuyên, ăn vạ rất lâu mới nín.

Cố chấp bảo vệ suy nghĩ của mình

Trẻ có EQ thấp thường có những suy nghĩ, quan điểm, lời nói nhanh chóng và thường bị mắc kẹt bởi những suy nghĩ đó. Trẻ sẽ không muốn nghe lời bố mẹ và cảm thấy rằng lời bố mẹ nói là vô lý. Đối với biểu hiện này, bố mẹ cần liên tục làm việc tư tưởng cho trẻ, rèn luyện cho trẻ cách cân bằng những cảm xúc ban đầu để chúng không lấn át quyết định hay suy nghĩ của con.

Dễ bị “stress”

Tình trạng stress, hay căng thẳng, ở trẻ con khác với người lớn. Bố mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy tình trạng stress khi con không làm được một điều gì đó mặc dù đã rất cố gắng. Tuy nhiên, trẻ có EQ cao sẽ biết cách để kiểm soát và giải tỏa những cảm xúc này. Ngược lại, trẻ có EQ thấp sẽ thường giữ những cảm xúc tiêu cực này lại trong lòng, không biết cách giải tỏa nào cho đúng.

Không biết cách nói về cảm xúc của mình

Trẻ nhỏ vẫn phải đối mặt với những cảm xúc đa dạng như người lớn chúng ta. Trẻ biết vui, buồn, giận, hờn, thương, yêu, bất công, bức xúc, lo lắng, … Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có khả năng gọi tên những cảm xúc này. Nghiên cứu cho thấy, chỉ 36% người lớn có khả năng và thói quen nói về cảm xúc của mình. Con số này còn thấp hơn với nhóm trẻ em. Trẻ có EQ thấp thường không biết cách gọi tên, hay chia sẻ về những cảm xúc của mình.

EQ không phải luôn dễ dàng thay đổi trong một ngày một bữa, nhưng với một chút nỗ lực, bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện chỉ số cảm xúc. Bằng việc giáo dục, động viên và làm gương cho con.