Dân gian xưa có câu "Trai mùng một gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy chứ căm dạ này" có ý rằng không nên sinh con vào hai ngày này vì đứa trẻ sẽ rất khó nuôi, khó tính, ngang bướng và cuộc đời vô cùng vất vả, cuộc sống có nhiều thăng trầm. Cũng chính vì vậy mà có không ít gia đình áp dụng các phương pháp y khoa để tránh sinh con vào mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng. Vậy, quan niệm này có đúng hay không, hãy cùng nghe lời giải đáp từ các chuyên gia.


1. Xét theo ngũ hành, phong thủy


Những đứa trẻ sinh mùng 1 đặc biệt vào buổi sáng thì sẽ được hưởng dương khí cực thịnh (do mặt trời chiếu sáng mạnh nhất) nên sẽ có tính cách thịnh về dương (con trai)


Còn nếu sinh vào ngày rằm (15 âm lịch hàng tháng) thì có âm khí cực thịnh (do mặt trăng tròn) nên sẽ có tích cách thịnh về âm (con gái)


Về mặt phong thủy, dù âm hay dương thì khi ở giai đoạn cực thịnh thì đều có sự bất thương. Do đó, theo quan niệm xưa, những đứa trẻ sinh ra vào hai ngày này có sự biến đổi sinh học khác biệt, tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó bảo, cá tính mạnh nên cuộc đời nhiều thăng trầm, chuyển biến đáng lo ngại.


Để giải thích vấn đề này, tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng ) cho biết, quan niệm này xuất hiện dựa trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.


Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch còn mặt trời theo dương lịch, chúng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, tạo ra các chất lỏng biến đổi làm kích thích hệ thần kinh, ảnh hưởng tới tính cách, hành vi con người. Đặc biệt hơn, người sinh ban đêm vào hai ngày trên sẽ biến đổi mạnh hơn rất nhiều so với sinh ban ngày hoặc sinh vào ngày khác.


Là con gái thì mang tính cách quá mạnh, ngang ngược, ương bướng, không nữ tính. Luôn làm việc một cách độc đoán, cái tôi cao. Người này sau kết hôn sẽ thành trở ngại, gây bất lợi cho chồng. Hậu vận không cát lợi, gia đình bất hòa.


Là con trai thì cuộc đời không có sự may mắn,tính tình nhu nhược, thiếu quyết đoán, bị động. Người này khó làm nên sự nghiệp nên cả đời nghèo khổ, vất vả đủ đường. Trong gia đình không có tiếng nói, không được tôn trọng.


2. Theo tư duy logic


Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng (giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết việc đành đồng việc khó nuôi dạy trẻ sinh vào hai ngày này là không chính xác.


Theo tư duy logic thì người châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam có phong tục đi lễ chùa, cúng thờ Tổ tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm hang tháng. Đứa trẻ sinh ra vào thời điểm này luôn mang một ý nghĩa đặc biệt nên được cả gia đình yêu quý, chăm sóc tận tình, thậm chí cưng chiều quá mức.


Đứa trẻ được quan tâm, vuốt ve, cưng nựng thường xuyên sẽ trở nên cao ngạo, nghĩ mình là trung tâm và mọi người phải chiều chuộng chúng hết mức. Từ đó, chúng sinh tính cách ngang bướng, hay đòi hỏi, hay cáu gắt, không nghe lời, hư hỏng...


=> Vì quan niêm "Trai mùng một, gái ngày rằm" nên nhiều gia đình có ý can thiệp Y khoa để tránh sinh còn ngày này. Thế nhưng, mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng biệt, không nên áp đặt cũng không nên cố chọn ngày giờ tốt làm gì vì nếu sau này không được như ý lại thất vọng.


Sự thật là việc con cái có ngoan ngoãn, nghe lời, giỏi giang hay không còn phụ thuộc vào sự dạy bảo, giáo dục chúng của cha mẹ. Tốt hơn hết, không nên nuông chiều con quá mức mà hãy để chúng phát triển tự nhiên về cả thể chất lẫn tâm hồn. Không thể cứ đổ tội cho sinh ngày này, đẻ tháng kia nhằm thoái thác trách nhiệm giáo dưỡng của gia đình được.