Thực tế chưa có bằng chứng nào cho rằng việc ăn nhiều cơm hay tinh bột là nguyên nhân khiến cơ thể béo phì.

Trong khi đó, cơn sốt về việc cắt giảm tinh bột, giảm carbohydrate (hạn chế tiêu thụ gạo) lại chưa thực sự rõ ràng và có thể để lại nhiều hậu quả.

hình ảnh

Ảnh Internet.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm cân bằng cách loại bỏ tinh bột hay đường ra khỏi thực đơn hằng ngày là vô cùng sai lầm bởi chúng khiến cơ thể thiếu hụt calo và các chất dinh dưỡng, gây rối loạn và giảm chức năng vận hành khá nghiêm trọng. 

Khi vận động, cơ thể không cung cấp đủ chất bột đường sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng cho cơ bắp và gây ra mệt mỏi. Cũng đồng thời, nếu thiếu tinh bột trong thời gian dài còn làm cho hàm lượng đường máu thấp đi, gây chóng mặt, hoa mắt, hạ đường huyết hay hôn mê bất chợt. 

Chế độ ăn ít tinh bột, giảm đường có thể giúp bạn giảm cân trong một thời gian ngắn là có thật. Nhưng theo các nghiên cứu so sánh chế độ ăn ít carb, kiểm soát lượng calo so với việc ăn ít chất béo, hầu như không tìm thấy sự khác biệt.

hình ảnh

Ảnh: Internet.

Chủ tịch Diễn đàn béo phì quốc gia Tam Fry cho biết: "Những người dân ở vùng viễn đông thường  có xu hướng mảnh mai hơn người phương tây vì gạo là loại lương thực chính". Tỷ lệ béo phì thấp hơn đáng kể ở các quốc gia tiêu thụ nhiều gạo, ngay cả khi các chỉ số về đời sống và kinh tế xã hội là như nhau. Những người theo chế độ ăn Nhật Bản hay chế độ ăn kiểu châu Á có ít khả năng mắc bệnh béo phì hơn những người sống ở các quốc gia có mức tiêu thụ gạo thấp.

Họ cũng chứng minh rằng: Người Anh chỉ tiêu thụ 19 g gạo/ngày, thấp hơn hàng chục quốc gia khác, trong đó có Canada, Tây Ban Nha và Mỹ nhưng họ lại bị béo phì vì các món thức ăn khuyến mại, giảm giá.

hình ảnh

Ảnh: Internet.

Các nhà nghiên cứu thậm chí đã khẳng định thêm: Béo phì có thể được ngăn chặn bằng việc ăn thêm cơm gạo. Nhóm nghiên cứu tính toán rằng việc gia tăng tiêu thụ gạo ngay cả ở mức 50 gr/ngày/người cũng có thể làm giảm 1% tỷ lệ béo phì trên toàn cầu. Họ mong muốn khuyến khích việc ăn nhiều cơm gạo hơn nhằm chống lại béo phì ngay cả ở các nước phương Tây.

Giáo sư Imai cho rằng việc gạo có ít chất béo là một trong những lý do giải thích tại sao gạo có thể ngăn chặn béo phì: "Các chất xơ, chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể gia tăng cảm giác no và ngăn không cho người ta ăn quá nhiều."

 Việc lựa chọn các loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm để mức đường trong máu luôn ổn định và não vẫn hoạt động tốt, giảm khả năng tăng cân hay béo phì được khuyến khích.

hình ảnh

Ảnh: Internet.

Những loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm như: ngũ cốc thô (gạo không xát trắng, bánh mì đen, khoai lang, khoai tây, bắp...). trái cây ít ngọt: bưởi, táo, sơri... Hạn chế và tránh xa những loại trái cây nhiều đường, nước ngọt, bánh kẹo ngọt, chè sẽ tốt cho cơ thể.

Tổng hợp.