Đối với đồ ăn chúng ta còn có thói quen đọc hạn kiểm tra cẩn thận, nhưng với nhiều loại mỹ phẩm như son, kem bôi mặt lại thản nhiên mua về chỉ vì chúng "đẹp". Hoặc cùng loại này nhưng khác màu nên mua. Đi cùng đó là vô vàn lý do, mỹ phẩm cứ dần nhiều lên và hết hạn sử dụng đôi khi hết lúc nào cũng chả biết.

hình ảnh

Nguồn: Internet. 

Một trong những việc làm tưởng chừng đơn giản và cần chú ý nhất chính là đọc hướng dẫn sử dụng và để ý đến hạn sử dụng của các loại hàng mình mua. Nhưng vì thói quen, hay 1 phút lơ đãng mà nhiều cô nàng khi đi mua mỹ phẩm lại không để ý tới chi tiết này. Không phải sản phẩm makeup, skincare nào cũng in hạn sử dụng, ngày sản xuất cùng một chỗ và dễ hiểu cho người dùng có thể đọc ngay. Nếu gặp khó khăn khi đọc chúng thì các nàng nhớ lướt qua những chú ý đặc biệt sau đây nhé. 

hình ảnh

Nguồn: Tripzilla. 

Có 2 hạn sử dụng

Đừng quá ngạc nhiên khi đọc đến thông tin này nhé. Bởi còn khá nhiều loại sản phẩm khác cũng có đến 2 hạn (Exp - Expiration Date), hạn sau khi mở (PAO - Period After Opening). Hạn thứ 1 dành cho mỹ phẩm khi chị em không bóc sản phẩm ra, sẽ để được đến thời hạn đó. Chỉ có những loại mỹ phẩm có hạn dưới 30 tháng mới có Exp. Các nàng có thể nhìn thấy dễ dàng các loại hạn này trên bao bì sản phẩm, từ thân cho tới vỏ, đáy hộp. 

hình ảnh

Nguồn: Internet. 

hình ảnh

Nguồn: Internet. 

Hoặc nó sẽ được đặt ký tự theo dạng "best by", hoặc dãy số chia theo ngày/tháng/năm cùng với ngày sản xuất đi kèm. Nếu sản phẩm đó hạn dùng từ 3 năm trở lên sẽ không có hạn sử dụng bắt buộc phải ghi kèm với sản phẩm. Thay vào đó là hạn sử dụng sau khi mở sản phẩm. 

Batch Code hay còn gọi là thời hạn sản xuất

Ví dụ nàng có 1 thỏi son có hạn PAO là 2 năm, nhưng hạn sản xuất của nó lại là 3 năm trước, vậy có phải sản phẩm này đã hết hạn? Trong trường hợp các nàng mua ở strore chính hãng thì ít có chuyện này xảy ra, nhưng khi mua ngoài  cụ thể là hàng xách tay thì hoàn toàn có thể. Các nhà buôn mỹ phẩm lúc này thường sẽ gom hàng lại dễ xảy ra tình trạng tồn kho. 

hình ảnh

Nguồn: Internet. 

Chẳng có cách nào khác ngoài việc khi mua hàng, chị em phải kiểm tra thật kỹ ngày sản xuất mà các nhà sản xuất mỹ phẩm in trên bao bì sản phẩm. Thông tin về Batch Code lại dễ bị bỏ qua bởi cách trình bày của các nhà sản xuất khá rườm rà. Đoạn thông tin này được đánh dấu nơi sản xuất, số lô hàng và thời gian ra đời của sản phẩm. Dòng Batch Code không có công thức chung nào cả. 

Cách đọc batch code 

Cách để những cô nàng mù mờ có thể đọc được code hãy tra dòng đó vào trang web kiểm tra mỹ phẩm. Ví dụ như Chech Fresh hay Cometics Wizard. Tuy nhiên các chị em vẫn nên tập cách đọc batch code thay vì tra qua trang mạng như thế này. 

Lấy ví dụ batch code của một thỏi son thường có dạng chữ (A,B,C...) - số - số. Với chữ thể hiện cho lô hàng, số đầu tiên là tháng sản xuất, số cuối cùng là năm sản xuất. Cứ 10 năm thì dãy số sẽ được làm mới một lần.

hình ảnh

Nguồn: Internet. 

Với sản phẩm của L'Occitane, thứ bạn cần quan tâm là 3 số cuối của batch code. Trong đó 2 con số đầu tiên thể hiện tuần, còn số cuối là năm sản xuất sản phẩm. Các mã sẽ được lặp lại sau 10 năm.

Tổng hợp.