Bàn ủi người bạn đồng hành cùng tôi chăm sóc áo quần cho cả gia đình.


Bàn ủi hiện nay là một sản phẩm không thể thiếu trong tất cả các gia đình, nhưng để biết cách sử dụng hợp lý và hiệu quả thì chưa chắc ai cũng có thể biết hết được. Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm và học hỏi của bản thân về cách sử dụng bàn ủi mà mình biết.


1. Cách là ủi cho từng loại vải


Sử dụng đúng nhiệt độ cho từng loại vải. Lựa chọn nhiệt độ thích hợp trước khi ủi là một trong những bí quyết bảo vệ quần áo của bạn khỏi những tai nạn không mong muốn đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng cho bàn ủi.


Sau đây là mức nhiệt độ tiêu chuẩn cho từng loại vải


Loại vải Nhiệt độ


Toile (vải lanh) 240 °C


Vải bông 204 °C / 400 °F


Viscose/Tơ nhân tạo 190 °C


Len 148 °C / 300 °F


Polyester 148 °C / 300 °F


Lụa 148 °C / 300 °F


Sợi Acrylic 135 °C


Vải bóng, nilon 135 °C


Thông thường thì các bàn ủi sẽ được phân chia mức nhiệt độ theo dấu hiệu như sau cho từng loại vải.


Mức nhiệt Loại vải phù hợp


Mức nhiệt • Vải sợi tổng hợp (acrylic, viscose, polyamide, polyester), sợi tơ tằm


Mức nhiệt •• Vải len


Mức nhiệt ••• Vải bông, vải cotton


Nếu không biết chính xác loại vải để lựa chọn nhiệt độ có thể xem các biểu tượng trên nhãn của quần áo.


Các loại vải len và tơ tằm nên ủi ở mặt trái để bảo vệ độ bóng mượt của mặt vải.


Nếu ủi cùng lúc nhiều quần áo, thì nên lựa chọn ủi những loại vải sử dụng nhiệt độ thấp trước.


Những thiết bị hỗ trợ cho việc là ủi quần áo


Chất lỏng để làm ẩm quần áo: Nếu có điều kiện thì bạn hãy mua sản phẩm chuyên dụng trong siêu thị, còn không có thể dùng nước là sự lựa chọn đơn giản nhất.


Bình xịt nước: Một bình phun/xịt nước sẽ giúp cho bề mặt quần áo ẩm bề mặt, điều này sẽ giúp cho việc ủi là quần áo của bạn trở nên dễ dàng hơn.


Giá ủi: Khi lựa chọn mua giá ủi, bạn nên lựa những loại có diện tích rộng, nhiều công dụng hỗ trợ, để việc ủi là quần áo trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Đây là dụng cụ cần có để làm điểm tựa trong việc là ủi quần áo.


Cách là ủi quần áo


Luôn ủi tay áo trước: Cách ủi là hiệu quả nhất là đưa những đường ủi dài và chậm rãi dọc từ dưới cánh tay áo lên. Đầu tiên ta tháo hết các cúc áo ở phần măng-xéc tay ra. Sau đó, bạn trải phẳng bề mặt cần là trên giá và bắt đầu ủi. Khi thực hiện thì bạn cũng lưu ý là nên nhấn mạnh phần đuôi bàn ủi lên quần áo, thay vì nhấn mạnh phần mũi của nó.


Ủi phần vai áo: Để các đường gân may được nổi rõ bằng cách hãy kéo hai tay áo xuống và cũng giúp cho áo sơ mi được phẳng hơn. Ở các giá ủi thông dụng đều có một phần hình tam giác hay hình ô-van ở góc để giúp cho việc ủi các góc cạnh trên quần áo được dễ dàng hơn.


Ủi là phần cổ áo: Bạn hãy xịt thêm một chút nước để vải phần này được mềm hơn vì phần cổ áo thường rất cứng. Trước tiên ủi là bạn cần tháo hết các nút áo ở măng-xét cổ ra (nếu đang đóng) và bỏ các nếp gấp đi để cho cổ áo được bằng phẳng. Đây là công đoạn dễ nhất, khi là cổ áo, bạn cũng nhấn phần cuối của bàn ủi mạnh hơn để xóa bỏ các vết nhăn.


Ủi là phần thân áo: Khi bạn đã cố định chiếc áo ở góc hình ô-van của chiếc giá ủi thì mọi thao tác sẽ rất đơn giản hơn rất nhiều. Tuy đây là phần có diện tích lớn nhất nhưng việc là ủi thì không mất quá nhiều thời gian. Bạn chú ý là liên tục bằng các đường dài và đều tay dọc từ cổ ảo xuống gấu áo.


webtretho


Ly quần tây


Khi ủi quần tây, vấn đề đau đầu nhất là nếu không cẩn thận, nếp ly giữa quần sẽ biến thành… hai nếp, thậm chí ba nếp. Để khắc phục điều này, trước khi ủi, bạn nên gấp quần tây thẳng thớm rồi dùng bốn cái kẹp kẹp chặt bốn góc rồi cứ thế mà ủi, quần chỉ có một nếp phẳng lì mà thôi.


Chỗ phồng ở đầu gối quần tây


Quần tây mặc lâu ngày, ở phần đầu gối thường xuất hiện chỗ phồng rất xấu. Để ủi phẳng, trước tiên hãy lộn ống quần lại, lấy bàn chải dấp nước vào chỗ đầu gối, sau đó dùng bàn ủi ủi phẳng. Lặp lại động tác này nhiều lần, chỗ phồng sẽ biến mất.


Váy nhiều lớp


Ủi phẳng một chiếc váy nhiều lớp quả thật rất khó khăn. Váy hay xộc xệch, khó có thể phẳng đều. Để khắc phục, hãy dùng một cọng dây thun, buộc vào tấm ván ủi, sau đó đặt váy lên trên, xếp các lớp cho ngay ngắn rồi dùng dây thun cố định lại (không quá lỏng, cũng không quá chặt) và ủi từ trên xuống dưới. Cuối cùng, tháo dây thun và là nốt phần cột dây thun là xong.


Quần áo tơ tằm


Quần áo tơ tằm sau khi giặt thường rất khó ủi phẳng. Hơn nữa, khi ủi loại vải này cũng cần nhiệt độ vừa phải. Để khắc phục, hãy cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, cho vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.


Quần áo len dạ


Quần áo len dạ hay bị co. Trước khi ủi, nhúng một chiếc khăn mỏng vào nước, vắt ráo, trải lên mặt trái của áo len rồi ủi ở nhiệt độ cao.


2. Làm thế nào để tiết kiệm điện khi là ủi


Sử dụng những loại bàn ủi có chất chống dính với mức công suất từ 1.800W – 2.000W, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi ủi đồ.


Tốt nhất là nên chọn loại bàn ủi đã có sẵn chế độ tiết kiệm điện, một rơ-le nhiệt tự động được thiết kế bên trong, rơ-le sẽ tự ngắt khi bàn ủi đạt đến độ nóng yêu cầu, và sẽ nóng lại khi thấy nhiệt bị mất đi.


Không sử dụng bàn ủi vào những giờ cao điểm, nên sử dụng vào những giờ thấp điểm như sáng sớm hoặc tối muộn.


Tập trung đồ để ủi một lần (có thể ủi một lúc vào đầu tuần hay cuối tuần) để tận dụng sức nóng liên tục của bàn ủi.


Trước khi ủi đồ, nên phân loại đồ theo từng loại vải khác nhau hoặc các loại vải có chất liệu gần giống nhau để ủi cùng một lúc do mỗi loại sẽ cần mức nhiệt độ ủi khác nhau. Để riêng những đồ nhỏ như khăn mặt, cà vạt vào một nhóm khác.


Khi ủi nên cài đặt nhiệt độ của bàn ủi thích hợp cho từng loại vải..


Nếu không cần thiết, hãy để quần áo khô hẳn rồi hãy ủi. Sử dụng bàn ủi khi quần áo đang ướt sẽ hao phí phần điện năng làm khô quần áo.


Tuy nhiên, với vết nhăn khó xử lý, có thể dùng 1 ít nước ấm để tránh phải ủi đi ủi lại lâu 1 chỗ.


Không ủi quần áo trong phòng máy lạnh, vì nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của bàn ủi, dẫn đến điện năng tiêu thụ nhiều hơn trong phòng bình thường.


Trước khi ủi quần áo, hãy lau sạch bề mặt bàn ủi để có hiệu quả truyền nhiệt tốt nhất, giúp quần áo nhanh thẳng, hao tốn điện ít hơn. Thường xuyên lau chùi bề mặt bằng vải mềm, tránh làm xước, nếu có dấu hiệu gỉ sét cần làm sạch ngay.


Ủi từ đồ nhiệt thấp tới đồ nhiệt cao.


Khi ủi đồ, không nên tăng nhiệt độ đột ngột mà nên ủi từng nhóm đã phân ra ở trên theo thứ tự từ quần áo ủi ở nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao, nhất là đối với bàn ủi hơi nước để tránh giảm tuổi thọ sản phẩm và hao phí điện năng không cần thiết.


Ủi đồ nilon rồi đến vải bóng, vải lụa, len, vải lan, vải dạ… Còn nhóm đồ loại nhỏ sẽ ủi sau khi đã rút dây điện để tận dụng hơi nóng còn đang giữ trên bề mặt bàn ủi.


Sử dụng mức nhiệt độ quá cao so với tiêu chuẩn sẽ hao phí điện năng và dễ làm quần áo bị cháy. Sử dụng nhiệt độ thấp sẽ tốn thời gian để ủi thẳng, cũng tiêu tốn điện năng nhiều. Do vậy, cần sử dụng đúng nhiệt độ cho từng loại vải để tiết kiệm điện và ủi hiệu quả nhất. Nhiệt độ ủi đồ phù hợp theo từng loại vải.


Hiện nay nhiều bàn ủi có cài đặt sẵn các chế độ nhiệt cho từng loại vải, bạn chỉ cần xoay nút điều khiển đến loại vải mình cần là được mà không cần ghi nhớ rõ nhiệt độ cụ thể.


Lớp giấy bạc hay giấy nhôm có tác dụng tích nhiệt, do vậy nếu lót lớp giấy bạc ở dưới quần áo rồi ủi đồ thì sẽ tăng nhiệt cho quần áo, giúp giảm tới 50% điện năng sử dụng.


Tắt quạt và các thiết bị làm lạnh xung quanh.


Quần áo được làm thẳng dựa trên hơi nóng tỏa ra từ bàn ủi, nếu ở môi trường nhiệt độ thấp, bàn ủi sẽ phải tỏa nhiệt ra ngoài nhiều, làm hao phí điện năng. Do vậy, không nên ủi ngoài trời hay chỗ có gió lớn, tắt các thiết bị làm mát như quạt, máy lạnh trong khi ủi để có hiệu quả ủi tốt nhất.


Nhiều người muốn tiết kiệm điện nên ủi vừa xong 1 món đồ sẽ tắt bàn ủi để trải đồ khác ra, rồi bật lên ủi tiếp. Thực ra cách làm này mang kết quả ngược lại. Bàn ủi cần một nguồn điện nhiều để làm nóng lại từ đầu, do vậy việc tắt bật nhiều lần sẽ tốn điện hơn là để nguyên bàn ủi như vậy trong vài phút.


Hiện nay có loại bàn ủi tiết kiệm điện, tự động ngắt điện khi đã đạt nhiệt độ chuẩn, sau đó lại làm nóng lại khi nhiệt độ xuống thấp hơn, nhờ vậy điện năng tiêu thụ giảm đi nhiều.


3. Kinh nghiệm chọn bàn ủi


Nên chọn những loại bàn ủi có chất chống dính với mức công suất từ 1.800W – 2.000W là thích hợp nhất, vì những loại bàn ủi này không chỉ giúp bạn dễ ủi mà còn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi ủi đồ.


Khi thử bàn ủi, dùng bút thử điện chạm vào vỏ để kiểm tra, nếu đèn bút thử không bật sáng và sờ tay vào vỏ bàn ủi không có cảm giác bị tê tê tức là không bị rò rỉ điện.


Dây dẫn điện (dây dẫn của bàn ủi và dây dẫn của ổ cắm điện) đều phải chọn loại chịu tải lớn hơn công suất bàn ủi. Đối với dây dẫn của bàn ủi, thường phải là loại dây mềm 3 lõi đồng, có cách điện bằng cao su và có bọc sợi bông. Tốt nhất là chọn loại bàn ủi có dây cách điện 2 lần. Đối với dây dẫn của ổ cắm, nên chọn loại ổ cắm và dây dẫn có công suất lớn của các thương hiệu có uy tín.


Mua bàn ủi hơi nước hay bàn ủi khô


Bàn ủi hơi nước phun hơi nước với nhiệt độ cao vào quần áo, làm mềm nhanh sợi vải, dễ dàng ủi thẳng các vết nhăn khó xử lý nhất, ngay cả khi quần áo đang treo trên móc. Những loại vải khó ủi như vải len, vải dạ cũng được bàn ủi hơi nước giải quyết một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bàn ủi hơi nước lại dễ bám bẩn, bạn phải vệ sinh thường xuyên, dùng nước sôi để nguội để không có cặn vôi bám vào bề mặt.


Còn bàn ủi khô dễ sử dụng, nhưng ủi lâu hơn với các vết nhăn ở vị trí hẹp và các loại vải dày như vải dạ, vải bố... Tuổi thọ bàn ủi khô lại được đánh giá là bền hơn bàn ủi hơi nước, và cũng không cần vệ sinh bề mặt thường xuyên.


Nếu bạn không thấy phiền phức khi phải đổ nước và vệ sinh bàn ủi, thì bàn ủi hơi nước sẽ là lựa chọn tốt hơn bởi sự tiện lợi và nhanh chóng khi ủi đồ. Hiện nay, bạn dễ dàng tìm kiếm bàn ủi hơi nước ở bất cứ siêu thị điện máy nào với đa dạng tính năng, mẫu mã và giá cả.


Công suất bàn ủi


Bàn ủi công suất càng cao thì ủi càng nhanh, tuy nhiên, bạn đừng vội chọn bàn ủi theo tiêu chí này. Thứ nhất, bàn ủi công suất cao đồng nghĩa với việc điện năng tiêu thụ cũng tăng lên. Thứ 2, đừng bao giờ chọn công suất bàn ủi cao hơn nguồn cung cấp điện của bạn, dễ dẫn đến quá tải hệ thống điện. Bàn ủi là vật dụng sử dụng lượng điện rất lớn, nên nếu nguồn điện yếu, khi sử dụng bàn ủi công suất lớn sẽ làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác.


Bàn ủi có thể điều chỉnh nhiệt độ


Nên chọn loại bàn ủi điều chỉnh được nhiệt độ để ủi với các loại vải khác nhau. Những vải lanh, lụa thường chỉ ủi ở nhiệt độ thấp, trong khi đó vải dạ, len lại yêu cầu nhiệt độ cao hơn mới có thể ủi thẳng vết nhăn. Nhiều loại bàn ủi có chế độ chọn từng loại vải để bàn ủi hoạt động với mức nhiệt tương ứng. Tuy nhiên, việc tăng giảm được nhiệt độ vẫn sẽ có ích hơn trong những trường hợp mặt vải hơi ướt, hay vết nhăn cứng đầu và bạn cần nhiệt độ cao hơn mức tiêu chuẩn.


So sánh các chức năng


Khi mua bàn ủi, cần so sánh các tính năng như chế độ tự động tắt sau một thời gian không sử dụng, chế độ phun hơi tăng cường, chống vôi hóa… để quyết định tính năng nào cần thiết, nhằm tìm được bàn ủi phù hợp mà vẫn tiết kiệm chi phí. Với bàn ủi hơi nước, tốt nhất nên chọn loại bàn ủi có chống vôi hóa, chống đóng cặn và tự làm sạch sau khi sử dụng để bàn ủi luôn sạch sẽ, không gây ố vàng quần áo mà còn tăng tuổi thọ cho sản phẩm.


Dây bàn ủi


Dây bàn ủi là một bộ phận quan trọng mà không phải ai cũng để ý. Bạn nên chọn loại dây có bọc 2 lớp, dày và chắc chắn. Bởi với độ nóng lớn của bàn ủi phát ra, nếu không cẩn thận chạm dây thì dây rất dễ hư hỏng, không an toàn cho người sử dụng. Để tiện lợi hơn, nên chọn loại dây có đầu xoay, bạn có thể di chuyển các vị trí, hướng xoay của bàn ủi mà không làm vướng hay xoắn dây.


Mặt đế bàn ủi



Bạn nên chọn loại mặt bàn ủi có mũi nhọn để ủi được dễ dàng ở những vị trí hẹp như cổ áo, cúc áo. Mặt đế bàn ủi thường làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, đều nhẹ, bền, chống oxi hóa như đế Cremic, Duralumin... Dù là chọn loại chất liệu đế như thế nào, bạn cũng nên xem xét khả năng chống dính của đế. Lớp chống dính thường là lớp men Teflon, Glissium… không những tiết kiệm điện năng mà còn bảo vệ bề mặt quần áo luôn mới đẹp.


Kiểm tra hiện tượng rò điện


Bởi công suất bàn ủi rất lớn, nếu bị rò rỉ điện, hậu quả gây ra với người sử dụng sẽ rất nghiêm trọng. Ngoài việc kiểm tra kỹ càng dây điện không bị hở hay quá mỏng manh, bạn còn cần phải thử ổ cắm để đảm bảo không có vấn đề gì. Với loại dây cắm 2 chấu, bạn cần cắm thử hai lần theo 2 hướng khác nhau, độ vừa khít của chấu cắm và ổ điện khi thử ở 2 hướng cần phải giống nhau. Bề mặt phích cắm phải bằng phẳng, sáng bóng, không gỉ sét. Sau khi cắm, đèn bàn ủi cần phải hoạt động tốt, mặt bàn ủi truyền nhiệt nhanh và ổn định.



Thương hiệu


Nên lựa chọn các sản phẩm chính hãng có xuất xứ rõ ràng như Philips, Sanyo, Panasonic… Những loại bàn ủi không rõ xuất xứ ngoài thị trường có thể giá thành thấp hơn, nhưng độ an toàn, tuổi thọ lẫn chất lượng khi sử dụng đều không thể so sánh được với hàng chính hãng. Hơn nữa hàng chính hãng sẽ được bảo hành uy tín tại các trung tâm bảo hành của hãng ở Việt Nam.


Hàng chính hãng đều có tên thương hiệu trên bàn ủi, in rõ ràng, sắc nét. Bàn ủi phải đi kèm phiếu bảo hành, hướng dẫn sử dụng, các thông tin kỹ thuật, thương hiệu, công suất, xuất xứ sản phẩm đầy đủ.


4. Cách bảo quản bàn ủi


Khi không sử dụng nữa, vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về 0 nhằm đảm bảo an toàn cho những lần sử dụng sau và với trẻ nhỏ.


Sau mỗi lần sử dụng nên lau chùi bàn ủi, từ tay cầm bằng nhựa đến mặt đế bằng kim loại.


Đặt bàn ủi nơi khô thoáng, tránh để dây chạm vào đế kim loại vì có thể gây hỏng lớp vỏ bảo vệ bên ngoài của dây.


Nếu mặt bàn ủi bị ma sát, do cặn bẩn bám vào, nên dùng khăn bông ẩm để vệ sinh, lau thật sạch. Lúc bàn ủi vẫn còn hơi ấm, lau chùi là dễ sạch nhất.


Khi mặt bàn ủi bị gỉ, không nên dùng giấy nhám hoặc vật sắc nhọn để chà xát, nên dùng kem đánh răng, giấm hoặc dầu gió thoa lên bề mặt rồi lau sạch bằng vải mềm.


webtretho


Tủ quần áo của vợ chồng mình.


Họ tên: Dương Thị Ánh Ngọc


Địa chỉ: 566/19 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM


Điện thoại: 0937027006


Email: @gmail.com">duongngoc2305@gmail.com


Số CMND: 024022485