Tỏi tây rất giàu kali, vitamin và các nguyên tố khác, có thể cải thiện sự cân bằng của kali và natri trong cơ thể, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, giảm mỡ máu và ức chế sự hấp thụ cholesterol trong thức ăn. 

Ăn tỏi tây giúp bổ thận tráng dương, dưỡng khí, tráng dạ dày, giúp làm dịu gan và điều hòa khí, tăng cường tiêu hóa, bổ khí và điều hòa khí huyết. Vị cay của tỏi tây có tác dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy lưu thông máu. 

Tiết heo chứa hàm lượng sắt cao, tồn tại ở dạng sắt heme, cơ thể người dễ hấp thu. Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú ăn nhiều món ăn có tiết động vật để ngăn ngừa thiếu sắt,thiếu máu. Đối với người trung niên và người cao tuổi, tiết heo có thể phòng ngừa bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch và các bệnh khác.

Nguyên liệu

Tiết heo, tỏi tây, hành, tỏi, gia vị.

Cách thực hiện

Tỏi tây nhặt bỏ lá già, ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi cắt nhỏ.

Tiết heo cắt miếng nhỏ, chần qua với nước sôi để khử mùi hôi và cặn bẩn.

Phi thơm hành tỏi, cho tỏi tây và tiết heo vào xào trên lửa lớn, thêm 1 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa nước tương, rắc chút hạt tiêu. Lưu ý, không nên xào quá lâu, chỉ cần vài phút là được.

au tần ô có nhiều tên gọi khác nhau như cải cúc, cúc tần ô, cải nhúng… Thông thường, tần ô sẽ được ăn sống, xào, nấu canh, nhúng lẩu. Đây là một loại cây có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: trị cảm cúm, đau đầu kinh niên, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hạ huyết áp, đau mắt đỏ, nóng gan…

Nguyên liệu:

Rau tần ô, thịt bò, ớt, tỏi, dầu hào, gia vị.

Cách thực hiện:

Thịt bò thái lát mỏng.

Tần ô rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Ớt cắt nhỏ, tỏi băm.

Phi thơm hành tỏi ớt, cho thịt bò vào xào trong 1 phút.

Cho tần ô vào, xào thêm 1 phút.

Tần ô chín thì thêm gia vị, dầu hào, nêm nếm lại gia vị là xong