Vai trò của kỹ năng quản lý

Sở hữu kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn có một sự nghiệp thành công bất kể điểm khởi đầu của bạn là như thế nào. Trong bài viết này TalentBold sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về vai trò của kỹ năng quản lý tại nơi làm việc.

Kỹ năng quản lý là một thuật ngữ khiến bạn cảm thấy khá trừu tượng. Và có thể bạn đang bối rối về ý nghĩa thực sự của kỹ năng quản lý. Theo nghĩa rộng thì kỹ năng quản lý là tất cả những gì giúp bạn quản lý người khác một cách hiệu quả nhất. Mặc dù mỗi ngành nghề sẽ yêu cầu các kỹ năng khác nhau nhưng có một số kỹ năng cần thiết trong mọi môi trường làm việc, như là kỹ năng quản lý. Kỹ năng này được đề cao vì những vai trò vô cùng thiết thực của nó trong môi trường làm việc.

1. Tạo động lực làm việc

Các nhà quản lý có khả năng thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên luôn là tài sản đáng quý của mỗi công ty. Điều này không chỉ có tác dụng trong việc gia tăng năng suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên mà còn được xem là một tiêu chuẩn đánh giá người quản lý. Nhà tuyển dụng luôn chú trọng tìm kiếm những nhà quản lý có khả năng nhận ra điểm mạnh của nhân viên và biết cách khuyến khích họ phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc. Những nhà quản lý giỏi nhất luôn có tầm nhìn sâu sắc về những mặt có thể cải thiện và biết cách tiếp cận vấn đề một cách khéo léo, khiến nhân viên cảm thấy có cảm hứng để nâng cao năng suất làm việc, thay vì nản lòng vì những thiếu sót của họ.

Một nhà quản lý biết cách tạo động lực cho nhân viên thường được thể hiện qua những điểm sau đây:

  • Dám trao quyền quyết định cho nhân viên

  • Kiến tạo không gian làm việc năng động, tràn đầy động lực làm việc cho nhân viên

  • Đánh giá đúng thành quả nhân viên tạo ra

  • Giúp đỡ khi nhân viên gặp bế tắc, căng thẳng trong công việc

  • Khen thưởng khi nhân viên làm việc hiệu quả

vai-tro-ky-nang-quan-ly-2

2. Giải quyết vấn đề

Kỹ năng quản lý giúp nhà quản lý xác định và khắc phục các vấn đề có thể phát sinh tại nơi làm việc. Các nhà quản lý hàng đầu đều có khả năng phát hiện ra các vấn đề tiêu cực đang manh nha hình thành, trước khi chúng hiện hữu rõ ràng trong môi trường làm việc. Họ đặc biệt chú ý đến các chi tiết nhỏ nhất và nhanh chóng xác định được nguồn gốc của mọi rắc rối. Họ cũng là những chuyên gia phân tích và biết cách thu thập các dữ liệu quan trọng trong ngành cũng như am hiểu ý nghĩa do các con số mang lại.

3. Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc

Các nhà quản lý giỏi luôn đặt bản thân trong trạng thái tiêu chuẩn cao nhất để nhân viên của họ noi theo. Chính trực, trung thực và chuyên nghiệp là những tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng với mỗi nhà quản lý. Trong vai trò của một nhà quản lý, tốt nhất bạn nên thể hiện bằng hành động khi nói đến đạo đức và thái độ trong công việc. Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các ứng viên tuân thủ các nguyên tắc làm việc và có khả năng làm gương cho nhân viên khi họ có nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý.


vai-tro-ky-nang-quan-ly-3

4. Giao tiếp hiệu quả

Một trong các nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý là tương tác công việc với nhân viên và các nhà quản lý khác trong công ty. Đó thực sự là một mạng lưới các mối quan hệ phức tạp mà bạn chính là điểm kết nối giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhân viên với nhau, giữa các nhà các quản lý khác và giữa các bộ phận kinh doanh, tiếp thị hay sản xuất.

Năng lực giao tiếp vô cùng quan trọng. Bạn cần giao tiếp hiệu quả bằng cả lời nói và văn bản nữa. Những thông điệp mơ hồ, gây khó hiểu là điều không được chấp nhận trong khi làm việc. Một nhà quản lý giỏi luôn biết cách đưa ra các thông điệp rõ ràng, chuẩn xác nhất và chia sẻ các thông tin giá trị theo cách dễ hiểu nhất tới các thành viên khác. Nhờ vậy hiệu quả công việc hoàn thành luôn đạt mức cao nhất.

5. Khẳng định năng lực chuyên môn vững vàng

Kỹ năng chuyên môn thường quan trọng hơn với các nhà quản lý cấp thấp. Khi càng tiến tới cấp bậc quản lý cao hơn thì những kỹ năng chuyên môn này không thể hiện rõ rệt nữa. Vì khi tiến tới cấp bậc cao hơn thì năng lực chuyên môn của họ đã trở nên chuyên sâu rồi. Họ sẽ là người tìm ra những cách thức mới để hoàn thành công việc. Họ sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nhân viên của mình cách thức hoàn thành công việc tốt nhất thay vì trực tiếp thực hiện. Đây cũng là một trong những lý do các công ty thường lựa chọn các nhân sự có tiềm năng để thăng cấp lên vị trí cao hơn. 

Kiến thức và kinh nghiệm trong ngành của bạn chính là tiền đề để bạn hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên của mình thành công hơn trong công việc. Các nhà quản lý luôn tham gia vào quá trình huấn luyện nhân viên. Trong quá trình này bạn sẽ là người truyền đạt những kinh nghiệm hữu ích, các bí mật thương mại hoặc đưa ra những lời khuyên khôn ngoan giúp đội nhóm của bạn ngày càng vượt trội hơn.


vai-tro-ky-nang-quan-ly-4

6. Mang đến sự đổi mới trong công việc

Đổi mới là chìa khóa quan trọng mang lại thành công cho mọi công ty. Ngoài kia đối thủ cạnh tranh của bạn luôn nỗ lực để vượt lên trước bạn bằng cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngày một tốt hơn. Thực tế đã chứng minh, các công ty không ngừng đổi mới sẽ luôn giữ được vị trí đứng đầu, họ đạt được thành công trong việc thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ bằng sự nâng cấp liên tục các sản phẩm, dịch vụ của mình. Các nhà tuyển dụng luôn dùng đôi mắt tinh tường nhất để phát hiện ra các ứng viên có thể mang đến những quan điểm và ý tưởng mới trong việc đưa công ty phát triển vững mạnh hơn.

Kỹ năng quản lý có vai trò quan trọng vì rất nhiều lý do. Sở hữu cho mình kỹ năng quản lý tốt sẽ giúp bạn thành công ở bất kỳ cấp bậc nào trong công ty. Giúp bạn định vị khả năng lãnh đạo và giải quyết công việc trong các tình huống khác nhau. Vì vậy bạn nên không ngừng mài giũa kỹ năng quản lý vô cùng quan trọng này. Chắc chắn bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong công việc và bạn sẽ phải ấn tượng với hiệu suất công việc mình đạt được đấy.


Nguồn ảnh: Internet