Chọn một quả cam loại ngọt, lấy dao nhỏ và nhọn, loại dao dùng để tỉa hoa cán dao ngắn, mũi nhọn, bóc vỏ cam thành bốn miếng đẹp đẽ, sau đó cắt thành các hình mình thích.



Ngâm trong nước muối độ một tiếng gì đó.



Cho vào chảo chút nước và khoảng hai thìa súp đường, nấu vỏ cam lên



Khi sôi vặn nhỏ lửa, đậy vung, nấu cho đến khi vỏ cam hết hoàn toàn màu trắng đục của vỏ cam tươi và có màu trong gần như mứt.



Khi lấy dao ấn vào vỏ cam rất dễ hay khi vỏ cam không còn màu trắng sữa, tức là được. Nếu ai thích làm mứt vỏ cam thì sẽ nấu kỹ hơn và sau đó để vỏ cam khô ráo, rồi coat vỏ cam với đường, sấy lên là thành mứt vỏ cam.



Hành vi này nhằm mục đích lấy được toàn bộ mùi thơm, vị của vỏ cam, nước dùng rim đường cam sẽ được cho vào nấu chè.



Dùng một lượng đậu xanh đủ cho hai bát chè to cỡ như trong ảnh, cho nước đậu, đường và chút vani vào vào nấu chè. Nguyên tắc nấu chè của Hà Nội xưa là luôn cho đường vào cùng với đậu.


Sau khi vỏ cam chín, chè chín, cho vỏ cam và cả nước nấu vỏ cam, nước cam của một nửa quả cam vào chè, nấu nhỏ lửa khoảng năm phút, sau đó cho hỗn hợp bột sẵn và nước nguấy vào cho chè sánh và có vị beo béo của bột sắn.


Làm sữa dừa cho vào chè và ăn.


Chè có màu xanh vàng của đậu và cam, ăn nóng và mùi cam xông lên mũi, vị cam thoang thoảng trong chè.



Vị chè vỏ cam của bác người Nam đó rất ngon, trừ việc vỏ cam cắt xấu kinh. Mình nhìn chịu không nổi, ăn mà toàn tránh nhìn vào bát chè.