Sinh ra trong nghèo khổ lại mang thêm căn bệnh mù bẩm sinh, vậy mà ông Trương Đình Minh (46 tuổi, xã Hòa Phú, Chư Păh) vẫn kiên cường nuôi mẹ già bệnh tật.

Dù có tới 5 người con nhưng cụ bà Bùi Thị Lịch (75 tuổi) vẫn chỉ biết dựa vào ông Minh để ‘qua ngày đoạn tháng’ bởi những đứa con còn lại của bà, hoàn cảnh đều khó khăn.

Từ ngày còn bé, ông Minh đã quen với việc sống trong bóng tối nhưng không vì thế mà bà Lịch vứt bỏ con. Bà vẫn yêu thương, chăm sóc và đối xử với ông công bằng như những người con khác.

Rồi thời gian dần trôi, người mẹ già sức nay cùng lực kiệt, bà thường xuyên bị đau bụng, đi bệnh viện khám thì mới biết mình bị ung thư cổ tử cung. Đến năm 2011, bà Lịch thấy đau tức ngực rồi phát hiện có thêm khối u trong phổi.

hình ảnh

(Ảnh: Dân Trí)

Từ ngày mẹ bệnh, gia cảnh càng như ngọn đèn trước gió. Vậy nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Minh đã quyết định một mình mò mẫm lên TP. Pleiku để đi xin nhằm có tiền về mua thuốc nuôi mẹ già bệnh tật.

Cứ thế hơn 7 năm nay, không kể nắng mưa, cứ 5 giờ sáng là ông Minh lại mò mẫm từ nhà ra Quốc lộ 14 để đi xin trên Trung tâm Thương mại TP. Pleiku. Nhiều người thấy thương nên hay cho ông đi nhờ.

Có những lần đi xin cả ngày mới được mấy chục nghìn, đang vui mừng thì bị nhóm thanh niên nghiện ngập cướp sạch. Rồi những lúc ông sơ ý đụng phải đồ người khác cũng bị họ giữ lại đòi đền. Tuy nhiên, ông Minh chưa bao giờ có ý định sẽ từ bỏ công việc này.

hình ảnh

(Ảnh: Dân Trí)

"Biết là việc ăn xin thì bị người ta khinh thường, miệt thị nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Cũng mong mọi người có thể hiểu và thông cảm. Bị mù bẩm sinh nên từ nhỏ tôi đã là gánh nặng của mẹ, khi lớn lên tôi phải đền đáp công ơn này…", ông Minh tâm sự.

Nói về đường tình duyên, ông Minh chua xót kể : “Trước tôi cũng có thương một cô đầu xóm nhưng biết bản thân mù lòa và nghèo khổ nên cũng không dám mong”.

Thấy con hiếu thảo nhưng quá vất vả, bà Lịch cũng nghẹn ngào: ‘’Nhiều khi cũng muốn chết đi, Nhưng cuộc sống còn đau đáu nỗi lo, khi mình chết đi thì ai nấu cơm, tắm rửa cho đứa con khốn khổ này.

Giờ đây, "sống được ngày nào thì sống". Tôi mong muốn, con mình sẽ có tương lai ổn định. Có người nương tựa giúp đỡ, chứ mò mẫm đi xin ăn, bản thân làm mẹ mỗi lần nhìn con mà lòng đau như cắt…".

hình ảnh

(Ảnh: Dân Trí)

Biết được hoành cảnh của hai mẹ con, chính quyền địa phương nhiều lần giúp đỡ, thậm chí bà Lịch cũng được vay 25 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ hộ nghèo. Tuy nhiên số tiền này gia đình chưa có khả năng trả.

Lặng nghe những chia sẻ của ông Minh và những giọt nước mắt lăn dài trên má của bà Lịch mà bao cảm xúc cứ nghẹn ứ ở cổ họng. Đúng là cuộc đời oái ăm, kẻ lành lặn chân tay lại sống đầy bất hiếu, người mù lòa mà ấm áp với mẹ cha.

Có lẽ, tận cùng của bi đát chính là nghèo khó gặp bệnh tật, còn riêng với cụ Lịch là 2 căn bệnh ung thư cùng một lúc, ập tới khi tuổi già gõ cửa, khi sức đã cạn và mắt đã mờ. Nhưng ‘may mắn’ làm sao, trong cuộc chiến với số phận, cụ vẫn có người con trai hiếu thảo ở bên.

Và ông Minh, người con trai mù nuôi mẹ già bệnh tật chính là tấm gương sáng mà xã hội cần trân quý. Bởi cuộc đời này, thử hỏi mấy ai hiếu thảo được như thế. Thậm chí nhiều kẻ còn suy nghĩ lệc lạc, xem báo hiếu là quăng tiền vào mặt đấng sinh thành hoặc mướn người về chăm sóc.

hình ảnh

(Ảnh: Dân Trí)

Nhưng thật ra, cái khó nhất của báo hiếu chính là sự thật lòng và tận tâm. Cao thượng hơn, chính ông Minh cũng tự cảm thấy việc đi xin là điều gì đó không được hay cho lắm, dẫu cho ông nghèo khổ và bệnh tật thật sự. Còn ngoài xã hội kia, lắm kẻ lừa đảo để xin rủ lòng thương.

Nên nhớ, không ai có quyền được chọn cách mình sinh ra nhưng sống như thế nào để người ta nể trọng, yêu quý thì là do chúng ta quyết định. Hãy một nhìn tấm gương của người con trai mù xin ăn nuôi mẹ già bệnh tật mà tự thấy hổ thẹn.

Nguồn tham khảo: VTV/ Dân Trí