Dù đã quen với công việc xử lý thi t.hể của người qua đời nhưng lần đầu tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm Cô Vy là biết bao điều lạ lẫm, trĩu lòng với ê kíp thực hiện công việc này. 

Khi dịch bệnh bùng phát, ngoài đội ngũ nhân viên y tế, tình nguyện viên ở tuyến đầu chống dịch, đằng sau còn là những người trong ê kíp xử lý thi t.hể của những bệnh nhân không qua khỏi. Theo chia sẻ từ trang Kinh Tế Đô Thị, anh T. và 3 đồng nghiệp trong ê kíp đã làm công việc này trong nhiều tháng qua. Dĩ nhiên, họ phải ở lại nơi làm việc, không thể về nhà thăm vợ con, gia đình trong thời gian này. 

Công việc tiếp xúc với người mất có lẽ đã quen, nhưng khi tiến hành những bước theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế với bệnh nhân Cô Vy, những người trong ê kíp không tránh khỏi cảm xúc chạnh lòng xót xa. Ai nấy cũng thao tác thật nhanh, ra dấu bằng mắt và kinh nghiệm làm việc. Thay mặt gia đình của người đã mất, ê kíp cố gắng chu toàn mọi thứ như lời tiễn biệt đến bệnh nhân. 

hình ảnh

(Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)

Trong quá trình xử lý thi t.hể của bệnh nhân không qua khỏi, các bước phải đúng quy định của Bộ Y tế. Những vật dụng liên quan đều được khử khuẩn, từ buồng bệnh nhân tới khu vực nhà xác, tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát, khử khuẩn hết sức chi tiết, không bỏ lọt bất cứ một dụng cụ, công đoạn nào.

Kể về lần xử lý thi t.hể của một bà cụ 71 tuổi, ở TP. Vinh, 4 cán bộ của BVĐK Nghệ An đã lặng lẽ tiến hành công việc đã được phân công từ trước. Mọi người khâm liệm bệnh nhân đúng phong tục và quy định trước khi đưa cụ bà đi hỏa táng. 

Trong suốt thời gian đó, ngoài 4 cán bộ y tế của bệnh viện, không một ai được tham gia, kể cả người thân của bệnh nhân xấu số. Theo quy định và thực tế, mọi người không được có mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và cả gia đình người mất cũng đang đi cách ly vì thuộc F1. 

“Lần đầu làm nhiệm vụ này thì cũng hơi lo lắng chút xíu, nhưng cứ nghĩ rằng họ đã mất rồi, giờ gia đình cũng chẳng có ai được phép tiếp cận mà lo chuyện tang như bình thường. Anh em chúng tôi cũng gắng hết sức, làm đủ các bước như một phần trách nhiệm để người thân của nạn nhân cũng được an ủi phần nào. Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ có những suy nghĩ ấy, trước những bối cảnh ấy. Và lúc đó cảm xúc cũng khó tả, chỉ mong làm sao đó vừa xong công việc, nhưng vừa thanh thản lương tâm mình, cảm thấy mọi việc làm cuối cùng cho những người mất ấy đều chu đáo, để họ được thanh thản ra đi...”, cán bộ y tế của bệnh viện chia sẻ. 

hình ảnh

Ảnh: Kinh Tế Đô Thị.

Nếu như đội ngũ nhân viên y tế, y bác sĩ ngày đêm giành giật mạng sống của bệnh nhân nguy kịch từ tay tử thần thì những người như anh T. đảm nhận nhiệm vụ tiễn biệt, chu tất mọi điều để đưa người xấu số một đoạn đường. Công việc áp lực, đối diện rủi ro lây nhiễm lại phải xa gia đình trong thời gian dài nhưng ai nấy cũng cố gắng hoàn thành và mong mỏi số ca nhiễm sẽ ngày càng ít lại, mọi thứ rồi sẽ bình yên. 

“Xác định thôi, đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm, bao đồng nghiệp cũng thế, có ai được thoải mái nghỉ ngơi, nào là truy vết, là lấy mẫu, là đi từ tỉnh này sang tỉnh khác để tham gia phòng chống dịch... Chỉ một quyết tâm là tiến lên, chỉ một mục đích là sự nỗ lực có thể khiến mọi người an tâm, khỏe mạnh. Khi mọi thứ được kiểm soát, thì khi đó mới có cảm giác an tâm và trở về nhịp sống thường nhật nơi bệnh viện cũng như về nhà ăn bữa cơm, có giấc ngủ bên gia đình. Chỉ mong mọi người ai cũng ý thức, trách nhiệm và chung tay với ngành y, với bệnh viện, để mọi thứ được tốt đẹp, yên bình”, anh T. trầm ngâm bày tỏ. 

Nếu hôm nay, bạn vẫn còn yên ổn trong nhà với phần thức ăn trữ đủ dùng vài ngày, người thân vẫn còn khỏe mạnh, an toàn thì đó là một diễm phúc. Hiểu để thêm trân trọng điều mình đang có và cố gắng chung sức với các cán bộ, nhân viên y tế để cùng nhau dập dịch.