Với người lớn, may mắn là được ăn ngon mặc đẹp, đi xe hơi hạng sang và tiêu tiền không cần nhìn ví. Nhưng với trẻ thơ, may mắn là những điều giản đơn, chỉ cần có mẹ có cha, có ông có bà và được yêu thương trọn vẹn.



Vậy mà cuộc sống bất công, may mắn chẳng chia đều cho tất cả mọi người, khiến các em rơi vào hoàn cảnh thương tâm và vất vả. Như câu chuyện của cậu bé Yangyang dưới đây, hẳn sẽ khiến nhiều người phải rơi lệ.



Được biết, ngay khi vừa chào đời, em đã bị mẹ bỏ rơi. Bố em ngay sau đó cũng đi khỏi làng, hiếm khi về thăm con. Từ đó đến nay đã 5 năm ròng rã trôi qua, Yangyang Yangyang sống cùng ông nội Xu Wenchang (55 tuổi) một người thường xuyên ốm đau và bị thấp khớp nặng.



Năm 2017, ông Xu bại liệt, chỉ nằm một chỗ. Vậy là từ năm lên 3, cậu bé Yangyang đã bắt đầu làm quen với công việc nhà. "Tôi chỉ nằm trên giường và hướng dẫn thằng bé mọi việc, từ cách sử dụng máy giặt đến cách nấu một số món cơ bản. Cũng may nó là đứa khá thông minh, tiếp thu rất nhanh", ông nội Yangyang nói.



webtretho


Yangyang biết nấu một số món cơ bản và sử dụng máy giặt. Ảnh: Chinadaily.




Vì cậu bé chỉ cao khoảng một mét, nên phải đứng trên ghế để lấy quần áo trong máy giặt ra. Bếp điện cũng để dưới đất để tiện nấu nướng. Năm ngoái, Yangyang đi học mẫu giáo, nhưng phải bỏ học ở nhà chăm sóc ông.



Dẫu cuộc sống khó khăn và bộn bề như thế nhưng cậu bé vẫn lạc quan, tươi tỉnh. "Thằng bé giúp tôi mặc quần áo, đánh răng, thậm chí giúp tôi trở mình. Việc gì không làm được, nó gọi hàng xóm giúp đỡ", ông Xu kể lại.



Nhìn Yangyang mà nước mắt cứ chảy dài, thương và ngưỡng mộ em bao nhiêu càng giận mẹ cha em bấy nhiêu. Nếu đã biết là không thể gắn bó với nhau thì tại sao họ còn sinh con đẻ cái? Nhất là với người mẹ, cậu bé Yangyan là máu mủ mình rứt ruột đẻ ra, nói bỏ là bỏ, nói đi là đi… không một lần quay lại.



webtretho


Cậu bé nghèo vất vả nhưng vẫn lạc quan, tươi tỉnh. Ảnh: Chinadaily.


Nhưng đáng trách hơn là bố đứa trẻ – một người đàn ông khỏe mạnh, lại để cha già nuôi cháu lớn khôn. Liệu anh ta có cảm thấy xấu hổ và day dứt khi bao năm qua bỏ mặc con mình tự sinh tự diệt. Đã thế, anh ta cũng mặc kệ cha già bị bệnh, để giờ đây chính cháu nội lại phải chăm ông.



Có thể cái nghèo – là nguyên nhân chính khiến cặp vợ chồng đứt đoạn, vứt bỏ con thơ tìm nguồn sống mới cho mình. Nhưng giữa đồng tiền và con cái, sao người lớn lại nhẫn tâm chọn vinh hoa, dứt tình máu mủ. Hãy nhìn ra ngoài kia mà xem, biết bao nhiêu gia đình nghèo vẫn nuôi con ăn học, lớn lên khỏe mạnh thành tài, quay lại báo hiếu mẹ cha.



Còn Yangyan, một đứa bé vừa thông minh, đáng yêu, hiếu thảo… là đứa trẻ ‘kiểu mẫu’ mà bao nhiêu người mong ước, nhưng chẳng nhận được sự quan tâm của gia đình.



Rồi mai đây lớn lên, cậu bé Yangyang hẳn sẽ chạnh lòng và tủi hổ, cậu có thể bị cười nhạo, bị khinh khi vì là trẻ mồ côi. Đứa bé ấy có thể bị ảnh hưởng về tâm lý và tinh thần, và nỗi đau là vết sẹo mà cả đời không thể lành lặn được.



webtretho


Hình minh họa (Ảnh: Sohu)


Cũng may là Yangyan còn có ông, còn có bà con chòm xóm giúp đỡ. Được biết vào cuối tháng 8 vừa qua, ông Xu được phẫu thuật tại một bệnh viện ở Cáp Nhĩ Tân. Các bác sĩ cho hay, sau khoảng một năm trị liệu, một số chức năng ở tay và chân của ông nội Yangyang sẽ phục hồi.



"Mong muốn lớn nhất của tôi là mai này sẽ được chăm sóc Yangyang. Tôi sẽ cho cháu đi học và trả lại cho thằng bé một tuổi thơ hạnh phúc", ông Xi nghẹn ngào nói.



Báo hiếu không cần đợi tuổi.



Ở độ tuổi lên 5, trong nhiều đứa trẻ thành thị đang chơi xích đu, chơi bắn súng, được mẹ cha cho mặc quần áo đẹp, được ăn ngon ngủ kỹ, thậm chí vòi vĩnh gào thét nếu không được đáp ứng nhu cầu… thì bé Yangyang đã trở thành ‘trụ cột’ gia đình.



Câu chuyện ấy vừa phi thường vừa đẫm nước mắt. Nhưng cũng nhờ Yangyan, người lớn chúng ta mới hiểu được một chân lý rất giản đơn: báo hiếu không cần đợi tuổi, tình yêu thương chẳng phân biệt gái trai.



Chỉ cần là con người, ai cũng có tấm lòng hướng về nguồn cội. Dẫu đó chỉ là một cậu bé chưa biết đọc, biết viết mà cách hành xử của em còn hơn khối người.



webtretho


Hình minh họa (Ảnh: Sohu)


Cứ nhìn ra xã hội ngoài kia, cháu chửi bà, con quát cha, người lớn mà hành xử côn đồ với chính phụ mẫu, con nít bắt chước làm theo, chúng hả hê mở miệng chửi thề, văng tục - những hành vi ấy, nhan nhản trong cuộc sống thường ngày.



Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhiều em bé tuổi còn nhỏ mà ý thức cao ngất trời, biết nghe lời mẹ cha, thương yêu ông bà. Như ở Việt Nam, cũng có câu chuyện của của cậu bé Trọng Ơn quê ở Phú Yên, dù nhỏ nhưng đã biết bán bánh xèo ở chợ để nuôi nuôi mẹ bị tâm thần, nuôi anh trai bệnh tật.



Từ bé, Ơn thường hay phụ mẹ bán bánh, nhờ vậy cậu bé thông minh hiếu thảo này đã nhanh chóng tiếp thu và thay mẹ làm trụ cột gia đình. Ngày ngày Trọng Ơn gánh bánh xèo ra chợ bán. Người trong chợ thương tình ai nấy cũng mua ủng hộ cậu bé để nhanh nhanh về nhà nấu ăn trưa rồi chuẩn bị bài vở đi học.



webtretho


Cậu bé Trọng Ơn bán bánh xèo nuôi mẹ (Ảnh: phunuvietnam.vn)


Rõ ràng, những thiên thần bé nhỏ nói trên thật đáng để tất cả chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi. Các em tuổi nhỏ nhưng đã có chí hiếu, nghị lực và ý chí kiên cường mà ngay đến người lớn cũng khó có thể làm được.



Hành động hôm nay của các em sẽ là hành trang vững vàng cho tương lai; dù sóng gió thế nào cũng không thể khiến các em gục ngã. Trời cao luôn có mắt và che chở người lương thiện, cầu mong cho những thiên thần ấy sẽ gặp những điều tốt đẹp nhất.



Nguồn: Tổng hợp