Anh công nhân nghèo một bước đổi đời nhờ tài năng ca hát và cả làng kéo đến để kiếm lợi, hòng xin xỏ. Thiệt chán, đúng là thói đời bạc bẽo

hình ảnh

Cụ bà dành 40 năm trồng cây trên sa mạc cứu cả làng, day dứt vì con gái bị bão cát cuốn

Nghèo khó chẳng ai nhìn, tới khi giàu khó chín nghìn anh em là câu nói nhằm phê phán cảnh đời chua chát khi nhiều kẻ chỉ tìm đến lúc bạn giàu có. Phàm ở đời, đó là những hạng người tránh càng xa càng tốt vì chỉ trục lợi lúc bạn phất lên. Nhưng trường hợp của người đàn ông trong chuyện bên dưới quả là tiến thoái lưỡng nan, không biết nên xử sự ra sao vì kẹt cha mẹ già yếu. 

Năm 2010, Chu Chí Văn tham gia cuộc thi ca hát và nổi tiếng rầm rộ nhờ chất giọng thiên phú. Không qua bất kì trường lớp thanh nhạc nào nhưng anh đã thuyết phục giám khảo và ẵm giải nhất. Nổi tiếng cũng mang đến cơ hội đổi đời cho anh. Từ một công nhân chật vật từng đồng với thu nhập tầm 15 NDT (khoảng 40 nghìn đồng)/giờ làm việc, Chí Văn đã có thể kiếm 100.000 NDT tiền cát xê (tầm 330 triệu đồng) cho một buổi biểu diễn. Có thời điểm, các show diễn của anh chàng được xếp kín lịch.

hình ảnh

(Ảnh: VNE)

Trở về làng, Chu Chí Văn được xem như “báu vật” vì giờ đây anh chàng có thu nhập cao ngất, phải nói là sánh kịp đại gia nơi này. Trước khi nổi tiếng, thời còn là anh công nhân khó khăn thì chẳng ai thèm gõ cửa đến nhà Chí Văn. Vậy mà khi nổi tiếng, kiếm nhiều tiền thì dân làng đùn đùn kéo đến, mang tiếng là thăm hỏi, tỏ tình làng nghĩa xóm nhưng đều ẩn chứa trục lợi. 

Chu Chí Văn cũng tốt bụng, anh dùng tiền kiếm được để ủng hộ dân làng xây đường hay tặng cho những ai đến xin với lý do đau đớn như “vợ ung thư sắp chết” hay “cha mẹ già không có thu nhập”. Ban đầu, anh cũng hào phóng móc tiền túi cho những ai hỏi vay, số tiền đã lên tới hơn 3 tỷ đồng nhưng anh chẳng thể đòi lại được. 

hình ảnh

Người làng bu kín trước cổng nhà Chí Văn để livestream. (Ảnh: VNE)

Chưa hết, người làng còn đổi nghề kể từ ngày Chí Văn nổi tiếng. Hồi đó, mọi người kiếm sống bằng bóc lạc, tuốt ngô nhưng sau này ai cũng lăm lăm điện thoại trên tay và ngồi canh trước cửa nhà Chí Văn để livestream cuộc sống của anh và phát trên mạng xã hội để kiếm tiền. 

Cuộc sống của Chí Văn bị xáo trộn cũng từ đó. Trước kia anh là công nhân, là ông bố đơn thuần nên dù nổi tiếng cũng vẫn chân chất. Tuy nhiên, mọi hành động của anh đều bất đắc dĩ bị phát sóng lan truyền rộng rãi. Thậm chí anh ngồi khâu quần áo cho con cũng bị kẻ hiếu kì quay lại và phát lên mạng xã hội cho người hâm mộ theo dõi. Có nhà còn lôi kéo cha mẹ già, con cháu tham gia vào đội ngũ livestream để sinh lợi. 

Đáng nói, người dân còn tác oai tác quái đến nỗi mỗi khi Chí Văn mở cửa đi diễn là tràn vào ngang nhiên lục tủ lạnh, sử dụng bếp hay trèo cây hái trái. Sở dĩ anh không thể phản ứng với những hành động quá đà này vì muốn bố mẹ giữ thể diện với cả làng. Anh thì không sao, nhưng cha mẹ lớn tuổi nên dễ sợ mang tiếng với mọi người. 

hình ảnh

Bất kì hoạt động nào của Chí Văn cũng bị người dân làng Châu Lâu - tỉnh Sơn Đông quay hình lại. (Ảnh: VNE)

Với độ nổi tiếng cùng thu nhập kiếm được, Chí Văn dư sức dọn nhà lên thành phố sinh sống và đảm bảo phụng dưỡng được bố mẹ. Nhưng anh không thể, vì bố mẹ già yếu nên chỉ muốn sống ở nơi chôn rau cắt rốn vốn đã quen thuộc xưa nay. Người con hiếu thảo đành chọn cách ở lại làng quê để chiều lòng và tiện chăm sóc bố mẹ già yếu. 

Khốn khổ, sự nổi tiếng cũng kéo theo nhiều hệ lụy với cuộc sống của Chí Văn. Các con của anh bắt đầu ỷ lại vào số tiền của cha kiếm được. Cô con gái lớn đã tốt nghiệp nhưng ở lì trong phòng, không chịu kiếm việc và tăng cân mất kiểm soát lên đến 100kg. Còn cậu con trai cũng sa ngã mê game, đến nỗi bị đuổi học. Sau này anh chàng đi theo bố mỗi lần biểu diễn với vai trò quản lý và thường bị phàn nàn do thái độ hống hách. 

Sau 10 năm nổi tiếng, Chí Văn phải thốt lên câu nói đầy chua chát: “Giờ tôi không muốn đi hát nữa”. Tạo hóa ban cho anh tài năng và cơ may đổi đời nhưng đồng thời cũng lấy đi của anh cuộc sống tự do và các con đổ đốn, ỷ y. Nghèo khó có cái giá của nó, bị làng xóm khinh thường rồi người thân khổ cực. Đến khi đổi đời, vừa chứng kiến cảnh bạc bẽo kiếm lợi từ người dưng, anh còn cay đắng thấy người thân sa ngã. 

Nguồn tham khảo: VNE