Đau xót đến tận tâm can, thống khổ đến tận xương tủy, không gì ngoài cảnh mất con. Có người dùng cả đời để tìm kiếm, có kẻ chết nửa linh hồn, sống vật vờ như cái bóng. Và rồi, câu chuyện về người mẹ già nua đi tìm con gái thất lạc bao năm sẽ khiến chúng ta phải nghẹn ngào.

Bà Xiong Fenglan (Thiểm Tây, Trung Quốc) sinh được cô con gái Jin Sirong. Gia đình nghèo và lại sinh con gái nên hai mẹ con thường bị chồng đánh mắng, gia đình chồng khinh miệt. Vào thập niên 70, khi Jin chưa đầy 10 tuổi, người cha tồi tệ đã đem cô bé bán lấy tiền trả nợ cờ bạc.

hình ảnh

Bà Xiong oán trách việc làm của chồng nên đã bị cả gia đình nhà chồng đánh đập, sau cùng bị gia đình này trục xuất. Từ đó, bà lần theo dấu vết con bị bán và lưu lạc đến tỉnh Hà Nam.

Không giấy tờ tùy thân, bà sống bất hợp pháp, phải lao động chân tay, ngủ gầm cầu. Cứ được một ít tiền bà lại đi tìm con. Bà Xiong sống khổ sở nhưng không bao giờ từ bỏ hy vọng.

Sau này, bà được ông Chen Laiguai, cũng là một người vô gia cư cưu mang. Họ sống nương tựa vào nhau và cùng thực hiện mong muốn tìm lại con gái.

Hành trình tìm con của bà Xiong đầy rẫy những thách thức. Trong một lần nghe ngóng được tin tức, bà lên đường theo chỉ dẫn thì gặp phải tai nạn tàu lửa, bị mất đi một bên chân.

Gần đây nhân viên điều tra dân số mới tiếp cận được với đôi vợ chồng vô gia cư. Cảm động trước câu chuyện của bà Xingong, họ đã chia sẻ câu chuyện lên mạng. Cảnh sát địa phương nhanh chóng vào cuộc giúp đỡ bà tìm kiếm người con gái mất tích.

hình ảnh

Sau hơn 5 tháng, bà Xiong đã hội ngộ với con gái Jin trong sự ngỡ ngàng đến hạnh phúc. Trước đó, qua cuộc nói chuyện video, người phụ nữ già khắc khổ đã không thể nhận ra con mình. Nhưng ngay khi nhìn thấy con bằng xương bằng thịt, bà vừa nhìn đã nhận được luôn.

Có lẽ ở thời đại bây giờ, chuyện bỏ rơi con cái không còn là hình ảnh hiếm gặp. Có người vì trọng nam khinh nữ, có người vì nông nổi bồng bột nên mới đành đoạn dứt đi máu mủ của mình.

Vậy mà trong câu chuyện nói trên, thật căm phẫn làm sao, chính ta người cha đã bán con gái để lấy tiền trả nợ, đến hổ dữ còn không ăn thịt con, nhưng chẳng hiểu tại sao loài người lại nhẫn tâm đến thế?

Cũng may bà Xiong Fenglan đã thức tỉnh kịp thời, sau bao năm sống cam chịu và tủi nhục, bà đã hiểu gia đình nhà chồng là một lũ đốn mạt, coi khinh phụ nữ không ra gì. Ở thời ấy và gặp người khác, họ sẽ nhẫn nhịn cho qua vì sợ mang tiếng ly dị chồng.

hình ảnh

Nhưng với riêng bà, nỗi đau đớn tận cùng của việc mất con như một đòn tâm lý nặng nề, buộc người mẹ phải tỉnh ngộ và hành động. Tất nhiên, hành trình để đoàn viên không bao giờ là chuyện dễ dàng, khó khăn, nước mắt, bất lực và chán nản… rất dễ khiến chúng ta buông xuôi.

Nhưng phụ nữ khi bị dồn vào bước đường cùng, họ lại trở nên mạnh mẽ nhất. Như cụ bà Xiong Fenglan, không giấy tờ và tiền bạc, vẫn có thể âm thầm bám trụ trong suốt nhiều năm liền, bởi ý chí của bà đã trở nên sắt đá, bởi nước mắt đớn đau đã hóa thành vũ khí kiên cường.  

Sau cùng, hạnh phúc đã mỉm cười cho lòng nhiệt huyết ấy, cụ bà tìm được bạn đời tốt hơn và gặp lại con gái sau bao năm thất lạc. Cái kết ấm áp được mở ra như là một điển hình cho luật nhân quả cuộc đời, cứ sống tốt, cứ mạnh mẽ, cứ bền bỉ thì có ngày cũng thu được trái ngọt và thành công.

hình ảnh

Ngẫm xã hội ngoài kia, chẳng hiểu sao dạo này những trường hợp vứt bỏ con cái lại trở nên rầm rộ, mặc cho thiên hạ chửi bới. Trong khi những bà mẹ ấy trẻ vẫn đủ sức nuôi con, vẫn có gia đình hỗ trợ.

Còn bà Xiong Fenglan, trong thời kỳ ‘phong kiến’ bảo thủ vẫn có thể bứt ra khỏi nơi tăm tối, làm lại cuộc đời, thì hà cớ gì phụ nữ lại không thể mạnh mẽ để sống hiên ngang và hùng dũng?

Sau cùng, hy vọng câu chuyện nói trên sẽ là bài học cho  hiều thế hệ. Ai đang có ý định bỏ rơi con cái, đang vô tâm với chính máu mủ của mình, hãy suy nghĩ lại. Còn những người đang làm con, xin nhớ về mẹ cha và báo hiếu khi còn có thể, bởi thế gian này chỉ có họ là những người mãi yêu thương ta!

Nguồn tham khảo: VNE