Một công ty ở New Zealand chuyên sản xuất socola đã không may gặp phải khủng hoảng và suýt rơi vào phá sản. Ở ngay bờ vực nguy hiểm, 4,5 triệu người dân đã chung tay ủng hộ và cứu công ty một bàn thua trông thấy. 

hình ảnh

Người mẹ tảo tần giúp con trai giang hồ thành giảng viên, ngày đeo tang mẹ khóc nghẹn hối hận

Ban đầu đó chỉ là một nhà máy sản xuất socola nhỏ lẻ, sau này đã phát triển thành thương hiệu lớn và được nhiều người ưa chuộng. Khi cơ hội đến, thay vì người phụ trách nhà máy sẽ dọn đi nơi khác rộng rãi hơn, có tiềm lực phát triển hơn nhưng họ lại từ chối điều này. Bao nhiêu năm, từ những ngày đầu mới thành lập cho đến khi vững mạnh, người dân nơi đây cũng như bọn trẻ con là nguồn động lực giúp nhà máy sản xuất socola phát triển. 

Không chỉ chú trọng đến lợi nhuận kinh doanh, ông chủ của nhà máy còn quan tâm đến vấn đề xã hội, mong muốn tạo niềm vui và giúp ích những người dân nơi đây. Họ có một con dốc nghiêng đến 45 độ và dài tầm 350m. Thế là ông chủ đã tổ chức một cuộc chơi kết hợp giữa việc bán socola với giá 1 đô và chạy đua trên con dốc nghiêng ấy. Số tiền thu được sẽ dành hết cho việc làm từ thiện giúp người nghèo và bệnh tật. 

hình ảnh

Ảnh Internet.

Lễ hội được tổ chức trong 15 năm nhưng bất ngờ sau đó đã bị hủy bỏ và công ty đưa ra thông báo sẽ phá sản. Một phần do ngày càng nhiều công ty sản xuất socola khác, cạnh tranh khốc liệt nên kéo theo chuyện thua lỗ. 

Khi nghe tin, hàng triệu người đã bày tỏ cảm giác hụt hẫng, thương cảm cho số phận của công ty socola. Với họ, đó không chỉ đơn giản là nơi làm ăn mà còn có mối thân tình thắm thiết vì công ty từng mang lại niềm vui và giúp đỡ rất nhiều trẻ em khó khăn. 

Người dân trong thị trấn đã tổ chức quyên góp để cứu công ty sắp phá sản. Lúc này, điều kỳ diệu đã xảy ra khi chỉ sau 24 giờ đã quyên góp được 1 triệu đô la NZ. Dù mỗi người chỉ góp vào 1 đồng, 2 đồng hay nhiều nhất là 5 đồng nhưng sức mạnh từ sự chung sức đồng lòng đã tạo nên kì tích. Sau 3 ngày kêu gọi, số tiền cứu giúp công ty đã lên đến 3 triệu đô NZ (tương đương 50 tỷ đồng). 

hình ảnh

Ảnh Internet.

Khi được hỏi lý do vì sao đóng góp, nhiều người dân sống tại đây cho biết họ không cần biết cạnh tranh thị trường hay những thuật ngữ chuyên ngành. Điều đánh động đến họ chính là đã cảm nhận được niềm vui, lợi ích từ công ty sản xuất socola này mang đến. Khi thấy một “người bạn” gặp nguy thì sẵn sàng cứu giúp. Có thể số tiền đóng góp của một người không quá to tát nhưng họ đã đồng lòng và thực tâm mong muốn công ty sẽ qua khỏi lần nguy hiểm. 

Suốt 15 năm, công ty đã làm từ thiện với những người trong thị trấn thế nên khi sắp phá sản đã được cứu nhờ 50 tỷ đồng quyên góp, quả là mọi chuyện ở đời rất sòng phẳng. Nghe chuyện người dân góp tiền cứu công ty socola mới càng thấm thía, rằng ở đời hãy sống cho thật tốt, hết lòng giúp đỡ người nghèo khó thì có lỡ gặp nạn hẳn sẽ gặp “quý nhân”. Đó cũng là quy luật nhân quả rất sòng phẳng ở đời, anh có tạo việc thiện lành thì sẽ gặt quả ngọt ngon. 

hình ảnh

Con đường nghiêng 40 độ được công ty socola dùng làm nơi tổ chức lễ hội hằng năm. (Ảnh: Internet)

Ở đời đâu ai lường trước ngày mai sẽ thế nào. Khi đang trên đỉnh cao, ông chủ của nhà máy socola đã không hống hách, chăm chăm nghĩ cách kiếm tiền trục lợi mà biết dùng đồng tiền mang chuyện thiện. Sông có lúc, người có khúc. Vì không biết được tương lai sẽ ra sao nên hãy sống thật tốt, biết cứu giúp người khó nghèo và gần gũi vì các cụ đã dạy rất chí lý “xởi lởi trời thương. 

Tổng hợp Internet.