Phía công ty cho rằng các nhân viên tát vào mặt mình là đang học bài học xây dựng "đội quân thép", mang tinh thần làm việc tích cực. Thế nhưng điều này khiến họ vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ dư luận.

Một đoạn clip dài 33 giây ghi lại quan cảnh bên trong một công ty tại Trung Quốc khiến mạng xã hội sục sôi. Theo những gì đoạn clip chia sẻ có thể thấy rõ rất nhiều phụ nữ và đàn ông mặc đồ đen xếp thành 2 hàng dài. Nhóm bên phải ngồi trên ghế được cho là người điều hành, đối diện là những con người vừa hô khẩu hiệu vừa liên tục la hét, tát vào mặt và bày tỏ sự tức giận. 

Trong nhóm khoảng 8 người đang la hét có người đàn ông quá khích đã cởi áo, đập tay xuống sàn. Khung cảnh lộn xộn và khiến người xem thật sự không hiểu điều gì đang xảy ra. Có phải họ đang học một môn nào đó hay tham gia trò chơi, thử thách?

hình ảnh

Nhóm người liên tục la hét, cào cấu có vẻ rất tức giận. Ảnh chụp màn hình, saostar

Được biết, đây là công ty kinh doanh đồ nội thất. Ngay khi đoạn clip được đăng tải và nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận, đại diện công ty đã lên tiếng. Người này nói rằng nhóm người trên là nhân viên của công ty và họ "tự nguyện" tát vào mặt mình. Còn theo báo cáo của Southern Daily thì cho biết, khóa đào tạo nhằm giúp công ty thiết lập một "đội quân sắt" bán hàng, giúp nhân viên có thêm năng lượng tích cực khi làm việc.

Vị giám đốc phụ trách thương hiệu của công ty trên có chia sẻ, đây là khóa đào tạo được thực hiện bởi một bên thứ 3. 

Chẳng biết thực hư thế nào nhưng xem đoạn clip trên đây nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ xen lẫn sợ hãi khi thấy cảnh các nhân viên liên tục cào cấu, gào thét và có vẻ rất hung hăng. Trong khi đó nhóm người ngồi trên ghế thì im lặng quan sát. Nếu có huấn luyện nhân viên cũng không đến mức bắt họ vừa hô khẩu hiệu, vừa làm hành động vô cùng phản cảm như thế.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình, saostar

Theo Luật hợp đồng lao động của Trung Quốc, người sử dụng không được làm nhục và trừng phạt thân thể người lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường nếu có bất kỳ tổn hại nào đến người lao động. Tuy vậy, đã có rất nhiều câu chuyện về việc một số người lao động của đất nước này bị chủ ngược đãi, bạo hành nhưng không dám phản kháng. Như chuyện công nhân ở một tiệm tóc bị buộc tự tát mình 100 cái, ăn ớt rồi chạy 10km vì không đủ chỉ tiêu của chủ đề ra. Hay những trường hợp bị chủ đánh bằng dây da, bị bắt phải bò trên đường phố,...

Chúng ta ai cũng phải đi làm, mỗi ngày đều tất bật với bao nhiêu công việc, cố gắng thật nhiều để có tiền trang trải cuộc sống. Có rất nhiều người ngoài kia dù làm công việc không tốt vẫn phải chấp nhận vì nặng gánh cơm áo gạo tiền. Có những người học hành thành tài nhưng vì không may mắn vẫn phải làm công việc không đúng chuyên môn, thậm chí cắn răng làm "osin", làm chân sai vặt cho người khác. Thế nhưng trong thời buổi đầy khó khăn này, thật không còn cách nào hơn là cắn răng chịu đựng, khổ cực vì đồng tiền.

Tiền quan trọng, chúng ta không thể sống tốt nếu không có tiền. Thế nhưng không phải vì vậy mà bất chấp đạo đức, bất chấp lòng tự trọng chỉ vì 1 chữ Tiền. Nếu công việc không phù hợp, công ty không đối xử tốt, chúng ta hoàn toàn có quyền thay đổi môi trường khác phù hợp hơn vì việc khó kiếm nhưng không phải là không có. Nhẫn nhịn chịu đựng, làm việc tại nơi mà bản thân mình không nhận được sự tôn trọng thì thật sự không đáng một chút nào.

Những người nhân viên trên đây có thể họ "tự nguyện" tát vào mặt nhưng chắc hẳn phải có ai hoặc điều gì đó tác động họ mới làm như vậy. Bởi có ai muốn tự làm đau mình bao giờ? Qùy gối, cào cấu, la hét, đánh đấm túi bụi vào thân thể mình để làm gì? Nếu đó là nội dung trong khóa huấn luyện, bạn có thể từ chối. Còn nếu bản thân cố tình làm như vậy để được ghi nhận, được tăng lương,... thì chúng không đáng đâu.

Hãy chọn cho mình chỗ làm tốt, biết trọng dụng nhân lực để có cơ hội phát triển bản thân. Bản thân có phát triển tốt thì mới có cơ hội kiếm được nhiều tiền, nuôi sống bản thân và gia đình. Còn nếu làm việc trong môi trường đầy rẫy sự hơn thua, tranh giành và bị coi thường thì bạn nên suy nghĩ lại. Đừng để mình trở thành trở thành thú vui tiêu khiển không chút giá trị trong mắt người khác.

Nguồn tham khảo: Saostar