Hồng sâm được biết tới là một vị thuốc quý hiếm, giúp tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh tật. Vậy hồng sâm và bệnh tiểu đường có dùng được không? Hồng sâm có tác dụng gì và lưu ý như thế nào trong khi sử dụng ở người bệnh tiểu đường? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết để cùng tìm câu trả lời nhé!
Bị tiểu đường có uống được hồng sâm không ?
Người bệnh tiểu đường CÓ dùng được hồng sâm, vậy hồng sâm và bệnh tiểu đường có mối liên hệ như thế nào? Hồng sâm góp phần làm giảm đường huyết và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, giúp tăng cường sức khỏe ở cả bệnh nhân tiểu đường type I và type II.

Hồng sâm tẩm mật ong nguyên củ
Hồng sâm là một loại nhân sâm được sấy khô theo quy trình hiện đại, giúp giữ lại nhiều dưỡng chất.
Hồng sâm có hàm lượng ginsenoside cao gấp 3 lần nhân sâm.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng được hồng sâm. Hồng sâm chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng quý, giúp tăng cường sức khỏe và kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Công dụng của hồng sâm với người bị tiểu đường
Hồng sâm có nhiều công dụng tốt với người bệnh tiểu đường. Sử dụng hồng sâm theo đúng liều lượng và tư vấn của bác sĩ sẽ giúp ổn định lượng đường huyết, giảm sự tích tụ của cholesterol xấu, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu sự liên hệ giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường ở những phương diện sau:
Điều chỉnh quá trình sản xuất / bài tiết insulin
Tuyến tụy có vai trò sản xuất ra insulin, có tác dụng chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, do thiếu insulin hay sự hoạt động không hiệu quả của insulin khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Việc sử dụng hồng sâm có tác dụng trong việc điều chỉnh quá trình sản xuất và bài tiết insulin, giúp chuyển hóa và hấp thu glucose tốt hơn.Hồng sâm giúp tăng sản xuất insulin, cho quá trình chuyển hóa và hấp thu glucose tốt hơn.
Hồng sâm giúp giảm lượng đường trong máu và ổn định đường huyết.
Hồng sâm có chứa hàm lượng cao saponin, giúp loại bỏ hiệu quả các chất làm tăng lượng đường huyết như Streptozotocin và Alloxan giúp giảm thiểu nhanh chóng lượng đường trong máu và ổn định đường huyết. Một nghiên cứu trên 42 người bị hạ đường huyết lúc đói và bị tiểu đường loại 2 cho thấy, sử dụng 2,7g hồng sâm lên men mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm đường trong máu và tăng insulin sau bữa ăn
Kích thích lưu thông máu và giảm tích tụ cholesterol
Hồng sâm rất có ích trong sự hoạt động của hệ tuần hoàn, kích thích lưu thông máu. Điều này giúp máu tuần hoàn thuận lợi, làm giảm áp lực lên thành mạch máu và giảm sự tích tự của cholesterol LDL xấu.
Giải độc, tăng cường chức năng gan
Hồng sâm có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng và giải độc gan. Điều này đặc biệt tốt cho những bệnh nhân tiểu đường mắc các bệnh về gan và người thường xuyên tiếp xúc với bia, rượu. Sự tác động qua lại giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường này giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Hoạt chất chống oxy hóa ginsenoside có trong hồng sâm như Ginsenoside RG3, Ginsenoside Rh2 có tác dụng bảo vệ chất chống oxy hóa và ngăn chặn quá trình sản xuất và phát triển của một số tế bào biến dạng, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Tăng cường đề kháng, bồi bổ sức khỏe hạn chế biến chứng
Hoạt chất Rg1, Rg3 và polyacetylene có trong hồng sâm có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường hoạt động tiết kháng thể, giúp nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là với những người bệnh sau quá trình điều trị bệnh, phẫu thuật…