Tình trạng móp đầu ở trẻ sơ sinh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây mất thẩm mỹ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những giải pháp ngăn chặn tình trạng móp đầu dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ yên tâm phần nào trong công cuộc “bảo vệ” sự tròn trịa cho phần đầu của bé.




webtretho


Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị móp đầu?


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng móp đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số bé bị móp đầu do hình dạng đầu bẩm sinh không tròn trịa mà dẹt ngang, nghiêng qua bên phải hoặc bên trái nhiều hơn. Một số lại gặp phải tình trạng này vì trong quá trình sinh thường, mẹ rặn nhiều và lâu khiến đầu con bị móp. Ngoài ra, những em bé sinh non cũng có tỷ lệ bị móp đầu ngay từ khi chào đời cao hơn so với các em bé sinh đủ ngày đủ tháng, lý do là vì các em bé sinh non thường có phần đầu mềm hơn.



Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ bị móp đầu thường thấy nhất đó chính là do nằm quá nhiều và nằm sai tư thế. Nếu mẹ không bế bồng con thường xuyên mà suốt ngày chỉ cho bé nằm yên một chỗ, phần đầu của con rất dễ bị móp theo dạng thon dài hoặc dẹt ngang. Bên cạnh đó, một số bà mẹ cho con nằm trên những chiếc gối không bằng phẳng hoặc quá cao, bé nằm nghiêng một bên quá nhiều đều có thể là nguyên nhân khiến đầu trẻ không tròn trịa vì trong giai đoạn này, hộp sọ của bé vẫn còn rất mềm và có khả năng mở rộng để tiếp tục phát triển nên chúng dễ bị biến dạng dẫn đến móp méo nếu có lực tác động kéo dài từ bên ngoài.



webtretho


Những biện pháp giúp trẻ sơ sinh nằm không bị móp đầu


Để trẻ hạn chế được tình trạng móp đầu, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc con trẻ:



Không cho bé nằm yên một chỗ quá lâu dù bé thức hay ngủ. Mẹ có thể tích cực ôm con lên, trò chuyện, chơi đùa cùng con để vừa gia tăng sự gắn kết, vừa hạn chế được tình trạng móp đầu do bé nằm quá nhiều, quá lâu.


Khi bé ngủ, mẹ cũng hãy chú ý thường xuyên xoay trở các tư thế cho bé một cách nhẹ nhàng, chuyển đổi các tư thế như nghiêng trái, nghiêng phải chứ không để con nằm yên một tư thế quá lâu.


Nếu mẹ bận khi trẻ đang thức, hãy treo trước mắt con những dạng đồ chơi chuyển động nhiều mau sắc để bé quan sát linh hoạt, xoay đầu thường xuyên hạn chế tình trạng đầu bị móp


Trẻ dưới 2 tuổi không cần nằm gối, đặc biệt là những chiếc gối cứng hoặc quá cao vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ xương và cả hình dáng đầu của trẻ. Mẹ có thể lót cho con một chiếc khăn bông mỏng, mềm mại để phần đầu bé được nâng đỡ, không bị gây áp lực khiến tình trạng bẹp đầu ngày càng nặng thêm


Mẹ cũng rất cần chú ý đến tư thế đặt con xuống giường, hãy đặt lưng và người bé xuống trước thật nhẹ nhàng, một tay đỡ phần đầu rồi từ từ hạ phần đầu xuống sau cùng sao cho bé cảm thấy thật thoải mái.


Tình trạng móp đầu do bẩm sinh hoặc nằm nhiều, nằm sai tư thế hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, nếu phát hiện đầu con to bất thường và số đo vòng đầu không ngừng tăng lên, mẹ hãy đưa con đến bệnh viện ngay để kịp thời thăm khám và xác đinh tình trạng sức khỏe của trẻ, tránh những nguy cơ đáng tiếc nhất có thể xảy ra.



webtretho







Làm mẹ là thiên chức đặc biệt và càng tuyệt vời hơn khi mẹ được nhìn con lớn lên từng ngày. Hãy cùng trải nghiệm những phút giây thật ý nghĩa, những khoảnh khắc thiêng liêng và những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc con cùng Mom the next - để thấy rằng: Oh Yeah Làm mẹ thật vui, mẹ nhé!