Hạt dẻ chứa rất nhiều vitamin C, canxi, sắt, magie, photpho, mangan, đồng, kẽm, kali dồi dào. Hạt dẻ không chỉ ăn ngon mà còn là phương thuốc tự nhiên chữa bệnh đau khớp, đau lưng, suy nhược cơ thể,…. Vậy nên những người nội trợ luôn chọn hạt dẻ cho gia đình.

Khoai môn chọn củ nặng là sai, mách mẹ 4 mẹo mua được khoai dẻo mềm nấu canh hay chè đều ngon

Nhất là khi tiết trời vào thu se se lạnh, có nắm hạt dẻ nướng hoặc rang nóng nhâm nhi thì tuyệt cú mèo các mẹ nhỉ. Nhưng các mẹ thường chọn hạt dẻ theo yếu tố nào ạ?

Chắc đa số các mẹ mua hạt dẻ thường chọn theo cảm tính đúng không ạ. Cứ hạt nào nhìn đẹp mã, to mẩy, bóng bẩy thì chọn. Tuy nhiên, thực chất thì hạt dẻ cũng có hạt đực hạt cái đấy ạ, hai loại hạt này có hương vị thơm ngon, ngọt hoàn toàn khác nhau đấy nhé.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Cách mẹ có thể tham khảo mẹo phân biệt dưới đây khi mua hạt dẻ nhé!

Phân biệt hạt đực, hạt cái qua hình dạng

Đây là mẹo được chính những người thu hoạch hạt dẻ nhiều năm tiết lộ. Để phân biệt hạt đực hạt cái, cách dễ thấy nhất là nhìn vào hình dạng hạt.

Hạt dẻ thường có 2 hình dạng, hình bán nguyệt phình to và hạt dẹt. Nguyên nhân là do vị trí nằm của hạt dẻ. Hạt dẻ được bao bọc một lớp vỏ gai màu xanh lá cây, hạt bên trái và bên phải sẽ có hình bán nguyệt, còn hạt ở giữa bị kẹp lại nên nó có hình dẹt. Cũng chính vì thế, hương vị của chúng cũng khác nhau.

hình ảnh

Hai hạt 2 bên trái phải là hạt cái, hạt ở giữa là hạt đực. Ảnh minh họa - nguồn internet

Theo đó, hạt dẻ hình bán nguyệt, tức nằm bên trái và bên phải của quả dẻ là hạt cái, nó được tiếp nhận ánh sáng đầy đủ hơn, lượng đường cao hơn, thịt của hạt cũng nhiều và đầy đặn hơn. Khi ăn hạt dẻ này sẽ có mùi thơm và ngọt hơn. Còn hạt dẹt là hạt đực, bị kẹp ở giữa do đó nó nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn, hàm lượng đường cũng ít vì thế kém ngọt hơn.

Phân biệt qua màu sắc

Nên chọn hạt dẻ tươi, hạt dẻ tươi sẽ có màu nâu hoặc đỏ nâu, rất bóng, có đốm đen, bên trên có một đầu màu đỏ. Ngược lại hạt dẻ để lâu thường bị đổi màu thành nâu sẫm hoặc đen. Hạt dẻ để lâu ăn sẽ không còn ngọt và bở như hạt dẻ tươi, thậm chí sượng cứng không ăn nổi.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Phân biệt bằng cách nhìn vào lông tơ

Bề mặt hạt dẻ luôn có một lớp lông mịn. Nếu lớp lông này còn càng nhiều thì càng tươi, ngược lại nếu không còn thấy lớp lông tơ này, màu sắc hạt xỉn màu không bóng thì là hạt đã để lâu, không nên mua.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Nhìn vào "mắt" hạt

Chọn hạt dẻ cố gắng nên lựa kỹ từng hạt, mẹ quan sát nếu thấy vỏ hạt có “mắt” hay là các lỗ nhỏ li ti được tạo ra do côn trùng đục thì chứng tỏ nó đã bị sâu, tuyệt đối đừng mua.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Cách cất trữ hạt dẻ không bị hỏng:

- Với hạt dẻ sống: Khi chưa sử dụng hết hạt dẻ thì bỏ vào hộp hoặc khay rồi cho vào ngăn thì có thể để được trên 10 ngày. Nhưng sẽ không còn thơm ngon như lúc đầuđược. Còn để dưới 10 ngày thì có thể để ở ngoài hoặc bỏ vào khay để trong ngăn mát tủ lạnh là được.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Với hạt dẻ chín: Cho vào bao nilong để ở ngoài không cần cho vào tủ thì bạn có thể để trong vòng 3 ngày. Còn nếu để lâu hơn 3 ngày thì cho vào khay rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần lấy ra rang lại hoặc cho vào là nướng là được.

Cách rang hạt dẻ:

- Đầu tiên lấy mũi dao rạch một đường ngang thân hạt dẻ để khi chín sẽ nhanh nở hơn.

- Rửa sạch với nước lạnh rồi luộc trong khoảng 10 – 15 phút với lửa vừa khi thấy hạt hạt dẻ nứt ra có màu trắng là được.

- Khi rang hạt dẻ thì rang đều tay khoảng hơn 10 -20 phút, nếu thấy hạt dẻ nứt hẳn, vỏ hơi cháy và có mùi thơm là được.

Nguồn: Tổng hợp