Chắc hẵn trong suốt quá trình ăn dặm thì con sẽ trải qua khá nhiều giai đoạn biếng ăn sinh lý, và tùy thuộc vào cách xử lí của mẹ như thế nào để giai đoạn biếng ăn này trải qua nhanh gọn, êm đẹp hay bão tố kéo dài.

Khi con đang ăn ngoan, bổng 1 ngày con lại dở chứng, ngậm chật miệng, lắc đầu, ném và từ chối tất cả đồ ăn thì lúc này đa phần các mẹ sẽ hay lo lắng, sốt ruột rồi vội vàng tìm mọi cách để ép con ăn, mẹ tạm quên đi qui tắc bàn ăn và bắt đầu cho con ăn rong, dụ đồ chơi hoặc ti vi, điện thoại chỉ mong con ăn thêm ít nhiều 1 miếng cũng được vì sợ con đói, con ốm, con sút kg,..v..v..Hoặc cũng có mẹ tôn trọng bữa ăn của con, nếu con không ăn, mẹ cũng không ép và dọn đi, nhưng sau bữa ăn 1 lúc, mẹ lại cố mời con ăn thêm 1 món gì đó, hoặc bù sữa vì sợ con đói. Như vậy lại không cho con cơ hội được đói, và biết nghiêm túc ăn 1 bữa ăn chính.

Biếng ăn sinh lý có thể kéo dài 1 vài ngày, 1 vài tuần. nhưng nếu mẹ không biết cách cùng con vượt qua, thì biếng ăn sinh lí có thể trở thành biếng ăn tâm lý, và kéo dài vô thời hạn kèm theo 1 đống thói quen xấu khiến mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn, và mẹ càng stress hơn, vậy thì làm cách nào để duy trì các bữa ăn đúng cách và giúp con trải qua giai đoạn biếng ăn nhanh nhất, các bạn hãy cùng tham khảo những cách sau đây nhé.

XÂY DỰNG LỊCH ĂN UỐNG PHÙ HỢP

Việc này khá đơn giản với các bé theo E.A.S.Y vì các bé đã có sẵn 1 lịch sinh hoạt ổn định rồi. Để đảm bảo con không mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu ngủ vào giờ ăn do lịch sinh hoạt ko đúng, thì các mẹ nên xây dựng lịch sinh hoạt ổn định và phù hợp cho bé để đêm bé ngủ ngon hơn, ngày tỉnh táo, không ảnh hưởng đến bữa ăn.

Nên cắt bú đêm hoàn toàn cho bé.

Nên cho con ăn đúng bữa, đúng cữ sữa, không kéo dài, mời nhiều lần, cho dù bữa chính con không ăn cũng ko nên cho con ăn bù và cắt hoàn toàn ăn vặt đến khi bé ăn bữa chính nghiêm túc hơn các mẹ nhé.

KHÔNG CHƠI, KHÔNG DỖ DÀNH TRONG GIỜ ĂN

Sự thật là khi con biếng ăn, bạn dụ con đồ chơi, hay cho con coi ti vi, điện thoại, ăn rong,..v..v chỉ là cách giúp bạn giải quyết vấn đề với con tạm thời thôi, và vô tình bạn đang tự làm khổ mình, khiến việc cho con ăn trở nên vất vả hơn, Thói quen tốt thì tập lâu, chứ thói quen xấu thì rất nhanh, chỉ cần 1 2 lần bạn không nhất quán, con sẽ đòi hỏi được chơi trong bữa ăn ngay, ăn thêm 1 chút cũng ko làm con tăng cân ngay được, nhưng lại đánh đổi lấy 1 đống thói quen xấu thì có đáng không nhỉ

Vì sao KHÔNG CHƠI, KHÔNG DỖ DÀNH trong giờ ăn?

Một số cha mẹ biến giờ ăn thành giờ chơi, và sau đó cứ thắc mắc sao con họ nghịch ngợm trong bữa. Nếu mẹ hay chơi trò máy bay, chẳng hạn như đặt thức ăn vào thìa và cho thìa bay lên không trung để đưa đến miệng con thì hãy đừng ngạc nhiên nếu sau đó con phi thức ăn mà không cần thìa.

Cũng như vậy, không bao giờ được dỗ dành trẻ ăn, Con sẽ ăn khi đói, Con sẽ ăn khi thức ăn mà con thích được bày ra trước mắt. Khi cha mẹ cố gắng dụ dỗ, thậm chí là ép buộc con ăn thêm, cha mẹ đã vô tình hình thành cảm giác tiêu cực đối với thức ăn ở bé. Và khi con thấy chỉ bằng việc con từ chối ăn cũng có thể làm cha mẹ buồn bực, con liên hệ và sẽ nhận ra: “À, mình có thể sử dụng việc này như 1 vũ khí”.

NGHIÊM KHẮC KHI CON NÉM ĐỒ ĂN

Khi con học được những kỹ năng mới trên bàn ăn, thường cũng trùng đúng vào lúc con trải qua những kỳ phát triển vượt bậc về mặt thể chất, các bé đang giai đoạn biết bò, tập trèo, tập đi, và các con sẽ vô cùng tò mò, vì vậy các hoạt động con ưu tiên và thích làm thường không có hoạt động ăn uống

Hiển nhiên trẻ con rất thích ném đồ. Đây là hành động đặc trưng của trẻ, con không có khả năng phân biệt được rằng, ném 1 quả cái quả bóng và ném 1 miếng cà rốt là khác nhau, và việc này sẽ phổ biến hơn khi bạn cho con đồ chơi để vừa chơi vừa ăn.

Lúc này, bạn nên ngừng cho con đồ chơi khi đang ăn, không nên cười cợt, bạn hãy nghiêm túc và nói, hoặc bằng cử chỉ, làm rõ với con rằng mẹ không thích hoặc không chấp nhận được việc con ném thức ăn. Hãy giải thích cho con: Thức ăn là để ăn, nếu con vẫn tiếp tục ném thì bạn hãy cất đồ ăn đi, và thông báo với con là bữa ăn đã kết thúc. Sẽ phải mất 1 vài lần mới có thể thay đổi được hành vi đó của con, nhưng nếu bạn không hành động ngay thì bạn sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn tập con dùng thìa và hơn nữa khi con lên 2,3 tuổi sẽ rất khó để giúp con tự ăn và bạn sẽ gặp phải đối phó với hành động thậm chí còn tệ hơn trong bữa ăn.

KHÔNG NÊN CHẾ BIẾN ĐỒ ĂN CẦU KÌ ĐỂ GIẢM BỚT ÁP LỰC.

Có 1 sự thật là khi con biếng ăn, mẹ lại nghi ngờ về khả năng nấu nướng của mình, xong lại tìm mọi cách để chế biến bữa ăn ngon, cầu kì hơn, thậm chí nêm thêm gia vị vì nghĩ đồ ăn nhạt con ko ăn. Nhưng nào ngờ, mất cả buổi để đi chợ, nấu nướng,..v..v xong con ko ăn 1 miếng nào, lúc này lại càng khiến bạn bực bội và chán nản hơn.


Vì vậy, vào giai đoạn này, bạn không cần chế biến cầu kì, đơn giản như mọi ngày. vẫn nhất quán ko nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi và vẫn nên thay đổi khẩu vị thường xuyên cho bé. Nếu bạn mời con 1 món trong 2,3 ngày mà con vẫn từ chối, hãy cố gắng thử lại món đó sau 1 tuần.


Mình vẫn luôn khuyến khích các mẹ cho bé ăn dặm KN thay vì ăn dặm truyền thống, vì 1 bữa ăn có vị của cháo, cả rốt, thịt cá vẫn sẽ thú vị hơn 1 bữa ăn trộn lẫn tất cả mọi thứ và chỉ có duy nhất 1 vị.

Suy nghĩ đơn giản thôi nhé: Nếu con không muốn ăn, hãy cứ để con đói, và chắc chắn như vậy con sẽ thèm đồ ăn ngay lại thôi vì ăn uống là bản năng mà, còn nếu bạn cứ ép, làm mọi cách này đế cách khác chỉ để giúp con ăn thêm 1 chút và như vậy bạn lại vô tình chuốt thêm rắc rối cho vấn đề ăn của con thôi và tất nhiên giai đoạn biếng ăn của con sẽ kéo dài kéo thêm một đống tiêu cực về hành vi ăn uống, thật không nên đúng ko nào.

Hãy dạy con có thói quen ăn uống lành mạnh. nó sẽ giúp ích cho bạn và con bây giờ và khi con lớn hơn sau này.