Dù Việt Nam đã chiến thắng dịch Covid-19 nhưng những hậu quả nặng nề nó để lại cho ngành kinh tế thì đến nay vẫn chưa thể khắc phục. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giảm sụt doanh thu dẫn tới hàng triệu người mất việc, giảm lương, giảm giờ làm. Đúng là dịch bệnh có sức tàn phá kinh khủng mà đôi khi với tầm nhìn của chị em mình không nhìn thấy được các mẹ à! Như chỗ em làm nè, sau đợt dịch đã có mấy quán ăn, quán cafe phải đóng cửa vì không trụ nổi. Rồi em vừa lướt báo thấy, do dịch bệnh mà khiến cho 12.000 người chết đói mỗi ngày trên thế giới.

Riêng Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) công bố ngày 10/7, tính đến tháng 6/2020, cả nước đã có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…Trong đó, số người bị giảm thu nhập chiếm tới 57,3%.

hình ảnh

Nguồn: Vnexpress

Cụ thể, trong Quý II, số lao động giảm 2,2 triệu người so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu kỷ lục của lực lượng lao động từ trước đến nay.

Đây cũng là thời điểm tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua, ở mức 2,73%. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý này là gần 1,3 triệu người, tăng 192.800 người so với quý trước và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước.

hình ảnh

Hình minh họa - Nguồn internet

Trong đó, ngành nghề dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 72% lao động bị tác động, khu vực công nghiệp và xây dựng có 67,8% lao động bị ảnh hưởng còn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 25,1%.

Đặc biệt, nhóm lao động nữ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 4,9% trong quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

hình ảnh

Rất nhiều lao động thất nghiệp trong Quý II. Ảnh: Vnexpress

Đáng nói, từ nay đến cuối năm, số lao động mất việc sẽ vẫn còn tăng nếu các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh không được thực hiện quyết liệt.

Như vậy, tình hình dịch bệnh đã ổn nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức trong việc vực lại nền kinh tế. Tình trạng khan hiếm việc làm, thu nhập giảm sẽ còn kéo dài có thể là đến tận năm sau. Bởi vậy, bây giờ là lúc mọi người nên hết sức tiết kiệm và cần nêu cao tinh thần tích lũy. Bởi dịch bệnh có thể lần nữa tấn công chúng ta bất cứ khi nào, hãy luôn sẵn sàng cho những tình huống khó khăn nhất trong cuộc sống, đó là cách duy nhất để chúng ta tồn tại.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ‘hạn chế’ đam mê tiêu tiền rất hiệu quả:

- Chỉ mang theo tiền mệnh giá nhỏ: Hãy chỉ mang theo một khoản tiền nhỏ trong người, vừa đủ với những nhu cầu cơ bản. Khi bạn nổi hứng muốn mua một món đồ nào đó “không thật sự cần thiết” thì việc này sẽ giúp ích khá nhiều đấy.

- Cất giữ tiền lẻ: Nhiều người thường không để tâm đến những đồng tiền lẻ, nhưng nếu tích trữ chúng ngày này qua ngày khác, bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền mình tiết kiệm được đấy.

- Ghi chép mọi khoản chi tiêu trong tháng: Đôi khi tiền cứ bay vèo vèo và bạn thì “không biết mình đã tiêu cái gì”. Đây là thói quen cực không tốt. Từ bây giờ, hãy tập ghi chép lại mọi khoản chi tiêu, kể cả là nhỏ nhất, bạn sẽ biết rõ mình đang chi tiêu đúng hay đang lãng phí thứ gì khi kiểm lại để cân bằng.

hình ảnh

Cần tiết kiệm thông minh. Hình minh họa - Nguồn internet

- Không đi chợ/ siêu thị với cái bụng rỗng: Khi đó bạn sẽ mua nhiều hơn, mua “bất chấp” chỉ vì cảm giác thèm cả thế giới. Bởi vậy, hãy đi chợ, đặc biệt là siêu thị sau khi đã ăn, ăn no thì càng tốt.

- Nấu ăn tại nhà: Đây là mẹo tiết kiệm cực kỳ hữu ích lại còn tốt cho sức khỏe mà ai cũng phải công nhận.

- Mua những gì bạn cần, không mua những gì bạn muốn.

- Chỉ mua đủ những thứ có trong danh sách mua sắm, khi mua đủ, hãy rời khỏi nơi bán hàng ngay trước khi kịp nảy sinh ham muốn mua thêm thứ khác.

- Cất các hóa đơn trong ví tiền để nhắc nhở bạn còn rất nhiều thứ cần chi tiêu…

Nguồn: Tổng hợp