Ở nước ta, mùa hè là mùa có nhiều trái cây ngon ngọt nhất trong năm. Nhưng nhiều người ăn trái cây mùa hè xong hay bị nổi mụn hoặc cảm thấy khó chịu mà không hiểu tại sao. Trái cây mùa hè bao gồm: mít, vải, na, nhãn, sầu riêng, mận... hầy hết đều là loại trái cây hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có nhiều đường, gây nóng trong người. Vậy ăn như thế nào đủ và tốt cho sức khỏe?

1. Quả Mít

hình ảnh
Mít là loại trái cây rất thơm ngon và ngọt ngào, chứa nguồn vitamin C dồi dào nên giúp tăng cường miễn dịch rất hiệu quả, tuy nhiên mọi người không nên ăn quá nhiều mít.

Những người bị rối loạn đường máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận mạn, sức khỏe yếu, người bị thừa cân, béo phì… cần hạn chế ăn mít. Nguyên nhân là bởi mít có chứa nhiều đường, sẽ gây nóng trong người sau khi ăn, nhất là với những nhóm đối tượng trên. Thậm chí người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ nên bỏ hẳn việc ăn mít.

Theo chuyên gia, mỗi lần ăn mít, chúng ta chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.

2. Quả vải

hình ảnh
Quả vải có công dụng làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực... ăn vải tươi có công dụng làm đẹp da, làm mượt tóc, chống lão hóa. Tuy nhiên, không phải cứ ăn vải càng nhiều sẽ càng tốt. Quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn, ăn quá nhiều sẽ phát sinh mụn nhọt, lúc này không những bạn chẳng dưỡng nhan được mà còn khiến nhan sắc đi xuống.

Nếu một lúc ăn khoảng 500g vải trở lên thì lượng đường glucoza đi vào máu vượt quá khả năng hấp thu - chuyển hóa của gan, gây ra phản ứng đường máu thấp, dấu hiệu là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt... nên mỗi lần ăn vải bạn chỉ nên ăn 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ em.

3. Sầu riêng

hình ảnh

Không chỉ là loại quả bổ dưỡng, sầu riêng còn được xem là phương thuốc chữa ho và bệnh ngoài da rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sầu riêng vì sẽ gây nóng trong người, dễ sinh mụn nhọn.

Với hàm lượng đường cao, người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, đường huyết cao, tim mạch không tốt, loét đường ruột nên hạn chế ăn sầu riêng vào buổi tối vì dễ gặp biến chứng.

4. Quả Mận

hình ảnh

Vị chua ngọt đặc trưng khiến mận là một loại trái cây mùa hè được rất nhiều người ưa thích. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh: Mận rất ngon bổ nhưng mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Mận có nhiều chất chua có khả năng phân giải Ca-P, protein trong cơ thể, ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng sẽ khiến bạn bị mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng.

Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

5. Quả xoài

hình ảnh
Xoài làm một trong những món ăn tráng miệng hấp dẫn của mùa hè, tuy nhiên nhược điểm của chúng là nhiều đường, dễ gây nóng trong và nổi mụn nếu ăn quá nhiều... Do có chỉ số đường cao, không nên ăn nhiều xoài về đêm, đặc biệt là với người mắc tiểu đường.

6. Quả na

hình ảnh

Quả na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa lỵ… Quả na chín được dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh. Nhưng không phải càng ăn nhiều na càng tốt. Ở người có cơ địa nóng, ăn nhiều na sẽ gây nổi mụn trên mặt cũng như khắp cơ thể, gây nên táo bón khi ăn quá nhiều một lúc. Đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.

7. Quả chôm chôm

hình ảnh

Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kali, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ...

Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyên nên hạn chế ăn chôm chôm trong mùa hè bởi loại quả này gây nhiệt cho cơ thể, có thể kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.

Ngoài ra, chôm chôm còn là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn nhiều loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

Theo các chuyên gia, vào ngày nắng nóng, bức bối mỗi người khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 400-500g chôm chôm/ngày.

(st)