Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra vào những thời gian chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Hãy cùng theo chân của NIKITA để biết các dấu hiệu của dị ứng thời tiết và thực hiện các mẹo dân gian hữu ích dưới đây:

Dị ứng thời tiết là gì?

Vào những thời điểm giao mùa hay những ngày nóng và lạnh, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng, và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau.

Đối với dị ứng thời tiết nóng, cơ thể vào thời gian này sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.

Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ là hiện tượng xảy ra vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp làm không khí trở nên khô hơn là nguyên nhân khiến cho tình trạng dị ứng xảy ra. Thậm chí những lúc trời mưa hoặc có gió cũng có thể xảy ra tình trạng này.

Dị ứng thời tiết đặc trưng bởi những dấu hiệu như nổi mề đay và nổi mẩn đỏ.

Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.

Mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết hiệu quả 

Lá lốt

Lá lốt

Trong lá lốt có chứa nhiều dạng tinh dầu, đặc biệt là chất piperidin – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay, phát ban hiệu quả.

Cách dùng:

  • Lá lốt tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo rồi vò nát.
  • Cho lá lốt đã vò nát vào nồi, đổ nước với lượng tùy thuộc vào diện tích da bị dị ứng, đun thật kĩ, sôi khoảng 10 – 15 phút, để tinh dầu được tiết ra.
  • Để nước nguội bớt, dùng khăn sạch thấm nước lá lốt và xoa đều lên vùng da bị ngứa ngáy, dị ứng khó chịu.
  • Sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện liên tục 2 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Chanh tươi và mật ong

Chanh và mật ong

Trong nước chanh có chứa một lượng lớn vitamin C có tác dụng rất tốt với cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và đẩy nhanh các tác nhân gây phản ứng dị ứng ra ngoài. Giúp làm giảm triệt để các triệu chứng phát ban, ngứa ngáy khi bị dị ứng.

Cách dùng:

  • Vắt nửa quả chanh tươi vào cốc nước ấm, cho thêm 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều.
  • Uống vào mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy
  • Dùng liên tục hàng ngày không chỉ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng mà còn rất tốt cho dạ dày, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Mật ong

Mật ong

Mật ong giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh dị ứng tái phát.

Cách dùng:

  • Pha mật ong với nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng, tối hàng ngày.
  • Hoặc pha mật ong cùng với các nguyên liệu khác nhau: chanh, quất, gừng,… để thải độc và tốt cho sức khỏe. Nên uống đều đặn vào mỗi buổi sáng và tối.

Khoai tây

Khoai tây

Nhựa trong khoai tây được xem là loại kháng sinh tự nhiên rất tốt và an toàn cho da, giúp đẩy nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mề đay, dị ứng trên da.

Cách dùng:

  • Khi bị ngứa, nổi mề đay do dị ứng, chỉ cần lấy 1 củ khoai tây, thái thành từng lát mỏng
  • Đắp trực tiếp lên vùng da bị dị ứng
  • Giữ nguyên trong khoảng 20 phút
  • Rửa lại bằng nước lạnh.

Lá trà xanh

Cách vệ sinh và khử mùi cho người bệnh tai biến bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa nhiều tinh chất rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng và đẩy lùi các độc tố gây dị ứng, khó chịu trên da. Sử dụng nước lá trà xanh mỗi ngày rất có lợi cho cơ thể và vóc dáng của bạn.

Cách dùng:

  • Có thể dùng lá trà xanh tươi hoặc khô, nấu với nước sôi, để nguội và uống hàng ngày.
  • Nên uống tối thiểu ngày 2 ly trà để loại bỏ các độc tố và tốt cho cơ thể.

NIKITA OUTLET mang niềm tin và sức khỏe đến mọi gia đình Việt.

Có thể bạn quan tâm?

- Xơ gan là bệnh gì? Tìm hiểu về bệnh xơ gan..

- Giường bệnh đa năng hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại nhà..