Buồn vì chồng phản bội, đau đớn vì bệnh sùi mào gà cứ tái đi tái lại và lo lắng lây bệnh cho em bé trong bụng, chị Lê Hà Ngọc (Thanh Xuân – Hà Nội) lúc nào cũng héo hon, ủ rũ.



Chồng tìm của lạ, vợ “dính” sùi mào gà rồi lây sang cả con



30 tuổi, chị Ngọc mới lập gia đình. Ở tuổi không còn ít nên bố mẹ chị sốt ruột giục con gái lấy chồng sớm vì sợ “ế”. Chiều lòng bố mẹ, chị chấp nhận lấy người đàn ông mới quen được 2 tháng.



Cưới nhau được nửa năm thì chị Ngọc có bầu.



Mang thai được 2 tháng, bác sĩ sản khoa siêu âm và kết luận bánh nhau thấp phải nằm “treo chân” và tránh tuyệt đối quan hệ vợ chồng gây ảnh hưởng cho em bé.



Dù biết như thế mới tốt cho con nhưng nhu cầu đàn ông lên cao, chồng chị vẫn đòi hỏi. Những lúc như thế chị chỉ biết từ chối khéo.



Sang tháng thứ 5 của thai kỳ, bánh nhau co lên và đi vào ổn định, bác sĩ cho biết anh chị có thể sinh hoạt vợ chồng trở lại nhưng phải hết sức nhẹ nhàng.



Hai tháng sau đó, chị Ngọc bỗng nhiên lại phát hiện những mụn li ti xunh quanh vùng kín và rất dễ chảy máu.


Sợ động thai, chị đến bệnh viện khám nhưng bác sĩ bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường. Chủ quan nghĩ mình bầu bì dễ viêm nhiễm vùng kín nên chị không đi khám phụ khoa mà về nhà xông bằng lá trầu không.



Nhưng không ngờ chỉ một tuần sau đó, những chỗ bị nổi nốt lần trước “bung nở” như chiếc súp lơ.



Tá hoả đi khám, chị được bác sĩ kết luận bị sùi mào gà. Khối sùi mào gà không chỉ bên ngoài “cô bé” mà còn lan cả vào âm đạo nên những rỉ dịch máu là do bệnh này gây ra chứ không phải do động thai.



Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết chị phải chấm thuốc bên ngoài và đốt phần bên trong mới mong bệnh sớm lành và không ảnh hưởng đến em bé.



Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên chị Ngọc phải sinh mổ để không lây bệnh này cho con.



Về phần chồng, sau khi có “bằng chứng” về bệnh tình của mình, chị Ngọc mang kết quả về tra hỏi anh thì anh thú nhận là có người thứ ba.



Người đó là nhân viên của anh, mới ra trường đi làm nên anh nghĩ là “rau sạch” nên không dùng biện pháp bảo vệ. Hai người đi quá giới hạn sau bữa liên hoan công ty. Bản thân chồng chị cũng dương tính với HPV nhưng chưa “phát” bệnh.



Đau đớn vì bệnh xã hội cứ tái đi tái lại, buồn vì chồng phản bội, lo lắng lây bệnh cho em bé trong bụng, chị Ngọc lúc nào cũng héo hon, ủ rũ.



Hình minh họa




Mẹ bầu mắc bệnh rất dễ lây sang con



Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục. Bệnh do virus gây u nhú Human papilloma (HPV) gây nên và chỉ xuất hiện ở các vùng như da, niêm mạc mà không xuất hiện ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng.



Thời kỳ ủ bệnh của bệnh khá dài, có thể từ 2 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh.


Bệnh sùi mào gà không chỉ lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, qua tiếp xúc vết thương hở mà còn lây nhiễm từ mẹ sang con.



Mẹ mắc sùi mào gà khi mang thai có thể lây sang con qua đường máu gây u nhú thanh quản ở trẻ sơ sinh hoặc vi rút HPV của mẹ lây trực tiếp qua phôi thai. Cũng có trường hợp mắc bệnh khi mẹ sinh thường hoặc lây khi tiếp xúc mật thiết với mẹ.



Đây là nguyên nhân vì sao mà đối tượng mắc bệnh sùi mào gà không chỉ dừng lại ở nam, nữ trong độ tuổi sinh sản mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh.



Bác sĩ Lê Thị Kim Dung – phòng khám sản khoa và nam khoa Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, cho biết khi phụ nữ mang bầu sức đề kháng kém hơn nên nhiễm vi rút HPV, vi rút này thường phá ra các dạng u nhú hay còn gọi là sùi mào gà.



Khi có vết thương niêm mạc hở nên bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong 1 tuần các ô sùi đã phát triển to như bông hoa mào gà.



Khi điều trị, các bác sĩ đã đốt các ổ sùi trong âm đạo và chấm thuốc bên ngoài. Tuy nhiên, không thể trị tận gốc của bệnh.



Nếu phụ nữ trong thai kỳ mắc bệnh sùi mào gà. Vi rút gây bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ mà còn có thể lây cho em bé. Khả năng truyền từ mẹ sang con rất cao.



Bé bị sùi mào gà khó phát triển một cách bình thường như các bé khác. Vi rút khiến hệ miễn dịch của bé yếu hơn, sức đề kháng thấp. Khiến bé mắc phải các căn bện về hô hấp, viêm da và ảnh hưởng đến tâm sinh lý.


Đây cũng là con đường lây bệnh khá nguy hiểm của căn bệnh sùi mào gà.



Trong trường hợp bị sùi mào gà sau khi điều trị ổn định (số lượng virus suy giảm hoặc tình trạng không tái phát lại) thì hoàn toàn có thể mang thai và sinh con bình thường.



Tuy nhiên vì bệnh sùi mào gà có thể lây sang bé trong quá trình chuyển dạ nên mẹ thường được khuyến cáo là sẽ sinh mổ.



Bản thân sùi mà gà là một bệnh không có thuốc điều trị triệt để, có nghĩa là khi đã đốt hết không tái phát không có nghĩa là cơ thể đã hoàn toàn hết virus.



Như vậy khi quan hệ tình dục với những người lành vẫn có nguy cơ lây nhiễm và có thể gây vô sinh nếu không được điều trị dứt điểm.



Do đó, khi bị bệnh này, nên tới các chuyên khoa da liễu ở các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị.



Theo ttvn


Xin mời xem thêm:



http://www.webtretho.com/forum/f113/canh-bao-phu-nu-mac-can-benh-nay-phai-co-con-ngay-keo-vo-sinh-2128077/


http://www.webtretho.com/forum/f113/6-cach-bat-di-bat-dich-giup-vung-kin-luon-thom-tho-sach-se-2166230/


http://www.webtretho.com/forum/f113/chi-mat-1-phut-moi-ngay-de-giai-doc-gan-ma-khong-can-den-thuoc-2120967/



Xem thêm Video:Sùi mào gà - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh sùi mào gà



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/QhdJgqRdt7-460x360.jpg