Chanh đào đang chuẩn bị vào mùa, em thấy các mẹ nhà mình đang rủ nhau mua về ngâm đường phèn, ngâm mật ong làm siro trị ho, làm quà biếu và để dành dùng dần khi cần. Nhưng các chị không biết trong quả chanh đào có những sự thật mà không như chúng ta nghĩ.



Mới bước vào tháng 8 thì ở các chợ lớn tại Hà Nội đã xuất hiện nhiều nơi bán chanh đào. Chanh đào có vỏ mỏng (ngả vàng khi chin), ruột hồng, mọng nước, mùi thơm hơi hắc, được trồng phổ biến ở phía Bắc và Đà Lạt. Loại quả này có mùa thu hoặc chỉ kéo dài tầm 2 tháng (từ tháng 8 – tháng 10 hàng năm). Đó cũng là lý do vì sao loại quả này có giá thành của chanh đào luôn cao hơn chanh thường (chanh xanh).



Vào đầu mùa, giá chanh đào thường khá cao (từ 60.000 - 80.000 đồng/kg) tại các chợ ở Hà Nội, tuy nhiên nếu đợi vào chính vụ (tháng 9), giá chanh còn khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg, tùy vào từng khu vực.



Năm nào em cũng tốn quá nhiều tiên để đặt mua rất nhiều chanh đào về ngâm mật ong cho người thần, bạn bè dùng khi cần. Nhưng năm nay em, chưa bỏ tiền mua lấy một quả chanh đào nào vì đọc được một thông tin về loại quả “thần kỳ” này.



Dưới góc độ của các chuyên gia đã khuyên chúng ta không nên tốn quá nhiều tiền chanh đào thay chanh thường, vì công dụng của chúng không khác nhau.




Ảnh minh họa.




Theo Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm Bộ môn Đông Dược (Phương tễ), Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, bác sĩ cho biết “Chanh đào cùng nhóm với chanh thường. Chúng có cùng thành phần hóa học. Trong danh mục thuốc của Đông y, chanh chỉ có một loại bởi chúng có tác dụng như nhau”.



Sự khác nhau chỉ ở màu sắc và một chút hình ảnh bên ngoài thôi, còn những công dụng còn lại là hoàn toàn giống nhau. Cả 2 đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh vì trong vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông.



Trong khi đó, ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể axit citric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khan tiếng.



Nhưng đối với những trường hợp bị ho quá nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì dùng riêng chanh cũng chỉ có vai trò hỗ trợ và phải dùng đến thuốc.



Em thường nghe các mẹ rỉ tai nhau về cách ngâm chanh đào mật ong để chữa ho và các bệnh hô hấp. Tuy nhiên đây không phải là cách ngâm chanh đào duy nhất và cũng không phải là bài thuốc phù hợp cho tất cả mọi người.



Chanh đào có thể chế biến theo nhiều cách để làm bài thuốc như ngâm muối, đường hoặc mật ong hoặc làm cao chanh, siro chanh. Chanh đào cũng có thể dùng tươi trực tiếp (có thể kèm ít muối) trong việc sát khuẩn họng, giảm ho.


Cách ngâm chanh làm thuốc hay và hiệu quả:



Chanh ngâm mật ong: Chanh rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra cho ráo nước và để thật khô. Lần lượt xếp 1 lớp chanh vào lọ rồi rải 1 lớp đường phèn lên trên, sau đó đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.



Chanh muối: Chọn những trái chanh tươi, mọng nước, vỏ không bị bầm dập, rửa sạch, hòa nước muối hơi mặn trong 5 ngày. Sau 5 ngày vớt chanh ra rửa sạch rồi hòa nước muối nhạt hơn, đổ chanh vào ngâm trong 5 ngày nữa rồi lại vớt ra rửa. Sau đó hòa nước muối vừa phải cứ đêm ngâm ngày vớt ra phơi, sau 5 lần thì mang ra phơi cho đến khô kiệt, cất vào chỗ mát dùng dần.



Theo Đông Y và dân gian, với cùng 1 loại bệnh nhưng với từng bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc khác nhau. Vì thế khi mắc các bệnh về hô hấp, người bệnh có thể chia thành 2 loại phong hàn và phong nhiệt.



Với những người mắc thể phong nhiệt (sợ nóng, sợ gió, ho, đau họng, miệng khô, rêu lưỡi đỏ…) thì bài thuốc chanh đào ngâm muối sẽ phù hợp. Do ngoài tác dụng chữa bệnh hô hấp, chanh đào ngâm muối còn để giải nhiệt.



Nhưng đối với những người mắc thể phong hàn (sợ gió, phát sốt, ngứa họng, ho, sợ lạnh, nhức đầu, đau khớp, không ra mồ hôi, miệng không khát, rêu lưỡi trắng nhầy…) thì bài thuốc chanh đào ngâm mật ong đường phèn phù hợp hơn.


Những lưu ý nhất định phải nhớ khi sử dụng chanh làm thuốc chữa bệnh:



- Chanh đào ngâm mật ong đường phèn không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.



- Không dùng chanh ngâm mật ong hay muốn khi đang bị đi ngoài, trướng bụng vì nó sẽ kích thích tiết tân dịch nên có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn



- Không nên lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.



Xem thêm bài viết:


Sử dụng vỏ chanh theo cách này, đau nhức xương khớp đến mấy cũng khỏi sau 1 tuần


Mẹ bầu uống 1 ly chanh ấm vào mỗi sáng sớm, 1 tháng sau điều lạ lùng xảy ra. Quá kinh ngạc!!!


100% ai cũng chết đứng khi biết đây mới là bí kíp trị ung thư- Không muốn mắc bệnh thì ai cũng phải siêng làm theo mỗi ngày


Xem thêm video: Món ngon dễ làm: Chanh đào ngâm mật ong


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/11/v631zxcRg2-480x270.jpg