Sâu răng hàm ở trẻ em nói riêng và sâu răng nói chung, dù ở ở độ tuổi nào cũng gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và quá trình ăn nhai hàng ngày. Sâu răng hàm ở trẻ em còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.

Khoảng 85% trẻ trong độ tuổi 6 -8 bị sâu răng, đó là số liệu được thống kê bởi bệnh viện răng hàm mặt tw. không ít người quan niệm, trẻ con sâu răng là chuyện bình thường, sau khi thay răng khôn bằng răng trưởng thành mới cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ. đó là suy nghĩ sai lầm bởi các kết quản nghiên cứu gần đây đã cho thấy, trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ thì khi trưởng thành nguy cơ sâu răng cũng cao hơn các trẻ khác.

1. Nguyên Nhân Gây Sâu Răng Hàm Ở Trẻ?

Răng hàm là răng nhai và nghiền nát thức ăn nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên răng hàm lại là răng dễ bị sâu nhất do nằm trong cùng, thức ăn dễ đọng lại mà khó vệ sinh. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh hình thành và phát triển.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ, trong đó 2 nguyên nhân phổ biến nhất là:

* Trẻ ăn nhiều đồ ngọt hay ăn vặt 

* Chế độ vệ sinh răng miệng không kỹ càng.

Đồ ngọt luôn là món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt dẫn đến nhiều chứng bệnh, trong đó có sâu răng hàm. Các bậc phụ huynh không nên cho phép con mình ăn đồ ngọt tùy thích của trẻ; thay vào đó hãy bổ sung đường từ các loại hoa quả trong thiên nhiên. Sau khi ăn đồ ăn chứa đường thì hãy súc miệng lại với nước lọc ngay.

Vấn đề chăm sóc răng miệng cũng liên quan chặt chẽ đến việc sâu răng hàm ở trẻ. Trẻ nhỏ chưa ý thức tưởng tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, thường “qua loa đại khái”. Do vậy, bố mẹ cần đồng hành với bé ở những giai đoạn đầu tiên để hình thành thói quen tốt cho bé: dạy bé cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.

2. Hậu Quả Khi Răng Hàm Bị Sâu

Trẻ bị sâu răng không hỗ trợ điều trị lâu ngày sẽ là điều kiện để các loại vị khuẩn hình thành và sinh sôi trong không chỉ lỗ sâu mà còn trong cả khoang miệng.

Răng hàm được sử dụng để xé, nghiền và nhai thức ăn cho nhuyễn trước khi được đưa xuống dạ dày. Nếu răng hàm bị sâu, bé không thể ăn nhai được bình thường. Thức ăn xuống dạ dày vẫn ở dạng thô, khiến bộ phận tiêu hóa sẽ phải hoạt động vất vả hơn. Mặt khác, răng sâu sẽ khiến bé bị đau nhức, dẫn đến chán ăn và bỏ bữa, cân nặng và sức khỏe giảm sút. Cơn đau không chỉ hành hạ lúc ăn nhai mà sẽ xảy ra bất kể lúc nào.

Rất nhiều bố mẹ cho răng răng sữa bị sâu không quan trọng, vì sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Khi răng hàm sữa bị sâu nặng và phải nhổ bỏ trước khi trẻ đến tuổi thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất “vất vả” mới có thể mọc lên. Khả năng răng hàm mới mọc chèn lên vị trí của các răng khác, mọc lệch khỏi cung hàm rất cao. Khi này trẻ sẽ cần sự can thiệp của chỉnh nha để đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm.

Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như viêm nha chu, hình thành các túi mủ, ổ viêm lan xuống xương ổ răng, rụng răng…

3. Điều Trị Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em Như Thế Nào?

Tùy thuộc vào tình trạng sâu răng của bé, Nha sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau.

Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em – Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục ảnh 1

điều trị răng sâu - nha khoa uy tin tai hai phong uy tín nhất

Bố mẹ cần cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ để phát hiện sâu răng sớm.

Nếu răng mới bị sâu nhẹ, các nha sĩ có hàn, trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.

Nếu răng đã bị sâu vào tủy, bé sẽ cần điều trị tủy răng trước khi trám bít lỗ sâu.

Nếu sâu răng nặng, bé có thể sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng này. Sau khi nhổ răng, bé sẽ không còn cảm thấy đau nhức, khó chịu nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này.

4. Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Chăm sóc răng miệng đúng cách và chú ý đặc biệt đến tình trạng răng của trẻ chính là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Nên cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Hàng ngày hướng dẫn và cùng trẻ đánh răng đúng cách. Tránh cho bé ăn nhiều đồ ngọt, tuyệt đối không ăn rải rác, sau khi ăn nên súc miệng và đánh răng kỹ.

Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em – Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục ảnh 2

Tham khảo ngay ý kiến bác sĩ tại đây

Khi thấy trẻ có nguy cơ bị sâu răng, nên bôi fluor cho trẻ để hạn chế sự tăng nặng. Tiếp đó, cho trẻ đi khám và thực hiện các biện pháp tự điều trị sâu răng theo hướng dẫn của nha sỹ.

Để có thể điều trị sâu răng cho trẻ tốt, các bác sỹ - nha khoa uy tin o hai phong khuyên rằng bạn nên cho trẻ đăng ký hồ sơ theo dõi và chăm sóc răng miệng định kỳ tại một cơ sở uy tín. Như thế tình trạng răng miệng của trẻ sẽ được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời khi có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nào.

#nguồn: https://rangthammyhaiphong.com/sau-rang-ham-o-tre-em--nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-bv.html