Việc xây dựng tính tự lập ngay từ nhỏ cho con vô cùng quan trọng, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng làm đúng ngay từ đầu.



Việc nuôi con luôn trở thành bài toán khó đối với nhiều bậc cha, mẹ, vì có rất nhiều kinh nghiệm bí quyết dạy con khiến nhiều cặp bố mẹ trẻ cảm thấy ngộp. Họ không biết chọn cách nào, kết hợp ra sao để tốt nhất cho con, cũng giống như trường hợp dạy con tự lập vậy. Nếu bố mẹ không để con tự lập và chủ động với những hoạt động thường ngày ngay từ lúc nhỏ, thì các bé cũng khó có cơ hội thành công trong tương lai. Để xây dựng tính tự lập ngay từ nhỏ cho con, bố mẹ cũng cần phải có bí quyết và cách áp dụng phù hợp với từng bé như cách các ông bố, bà mẹ người Nhật áp dụng với con của mình.


Bố mẹ Nhật luôn biết cách khiến con tự lập ngay từ nhỏ



Cách dạy con tự lập của những ông bố, bà mẹ Nhật



1. Luôn cố gắng nhờ con giúp đỡ



Bốmẹ nên tỏ ra không biết gì để nhờ con giúp đỡ, giải thích. Ngay từ khi con tập nói, bi bô tầm 3,5 tuổi rưỡi trở lên. Hãy hỏi con những điều mà dù bạn đã biết rất kỹ. Ví dụ như mặc áo ngược, đi giày trái, đội mũ lệch chẳng hạn hãy làm điều đó trước mặt con. Nếu bé phát hiện ra và chỉ cho bạn thấy, hãy vỗ tay và cảm ơn con nhé.


Phải biết cách làm bạn với con, nhờ con giúp đỡ


Đừng coi thường các hành động tưởng chừng như đơn giản này. Việc bé ý thức được trách nhiệm khi giúp đỡ người khác đồng nghĩa với việc, bé đã biết tự lập giải quyết vấn đề xảy ra với cá nhân mà không nhờ sự trợ giúp của ai khác. Ngoài ra, việc bố mẹ giả vờ nhờ tới sự trợ giúp của con cũng làm tăng thêm tình yêu gia đình, tinh thần đoàn kết đấy.



2. Cố gắng tỏ ra vụng về



Việc bố mẹ cố gắng tỏ ra vụng về nghe có vẻ như đùa nhưng lại là hành động rất hữu ích. Ví dụ như không vặn được nắp chai nước, không mở được tivi, không đóng được cửa ... Bé xông xáo ra làm hộ bạn thì đừng ngại cảm ơn con mình. Bé sẽ tự động cảm thấy nguồn sức mạnh của mình, biết cách điều phối chúng, cộng thêm sự khen thưởng kịp thời từ bố mẹ sẽ kích thích bé làm lại những việc tốt này 1 lần nữa.


Luôn biết cách khiến con tự tin từ những việc nhỏ nhất.



Dần dần, những hành động tưởng chừng như bố mẹ đang "ép" con này sẽ trở thành phản xạ, bên cạnh đó các con sẽ hiểu rằng chẳng ai là hoàn hảo hay làm tốt mọi thứ 100% ngay từ đầu. Chỉ có trải qua quá trình rèn luyện và trau dồi mới giúp chúng ta hoàn thiện qua từng ngày.



3. Khơi gợi trách nhiệm và sự yêu thương



Cũng như 2 điều trên, các bạn có thể vờ như mình dễ ốm, mệt, như em bé... để các con có cảm giác mình có thể giúp đỡ người khác và tự tin hơn. Dần dần. mọi sự thụ động giúp đỡ này của các con sẽ trở thành phản xạ, sau đó nếu có nhìn thấy ai gặp khó khăn hay yếu thếthì sẽ chủ động giúp đỡ hơn. Bài học quan trọng thứ 2 khi bố, mẹ áp dụng thành công biện pháp này đó chính là để các bé biết được cách yêu thương, tầm quan trọng của vấn đề này trong cuộc sống.



Nếu bé tạo lập được thói quen tốt này cũng tránh được nguy cơ mắc căn bệnh vô tâm trong xã hội bây giờ. Ngoài ra, nếu trẻ chưa làm tốt hay chủ động từ lần đầu thì bố mẹ đừng vội nản, hãy tạo thêm sự tự tin cho bé bằng niềm tin của chính bạn. Vì quá trình học hỏi và thực hiện của con là rất dài, không phải ngày 1 ngày 2 mà có thể làm được. Tuyệt đối không nên la mắng hay tỏ thái độ khó chịu bố mẹ nhé.


Hãy để con giúp đỡ mình, đừng tự biến bản thân thành những ông bụt, bà tiên



4. Thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ đam mê sở thích của con cái



Dù cho đó có là vấn đề gì nhỏ nhặt như nhặt hộ món đồ, hoặc cách các con đưa ra ý kiến bé chẳng hạn. Hãy tôn trọng dù cho đó có là những hành động nhỏ nhất. Sự tôn trọng dù là nhỏ nhất cũng khiến các bé tự tin, không những thế còn thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng của bạn với con nữa.



Vấn đề đáp ứng sở thích của các con cũng cần bố mẹ hết sức quan tâm. Khi con cái có sở thích nào đặc biệt như bơi lội, đánh đàn, hát.... thì hãy cố gắng ủng hộ các con nhiều nhất có thể. Đừng cấm đoán hay đưa ra những lời nói có tính sát thương dạng như: "Cứ mải mê mấy thứ vô bổ ấy làm gì, học hành thì không lo....". Vì những câu nói dạng này chỉ gợi sự ích kỷ,



5. Luôn động viên con kịp thời



Sự động viên hay khuyến khích con vào những thời điểm quan trọng sẽ giúp con phần nào tự tin hơn. Trước 1 cuộc thi quan trọng, trước mỗi lần kiểm tra, hay chỉ đơn giản con làm được việc tốt, giúp đỡ bố mẹ thì bạn cũng đừng nên tiếc 1 câu khen ngợi. Đây là 1 trong những lưu ý trong công cuộc xây dựng tính tự lập ngay từ nhỏ cho con bố mẹ cần thực hiện thường xuyên hơn.



Con có tự tin, thành công được hay không cũng một phần nhờ bố, mẹ



- Điều cuối cùng là hãy giúp con đạt được những mục tiêu thực tế trong tầm tay. Ví dụ con muốn mai sau thành tuyển thủ bơi lội của quốc gia, hãy hướng cho con đi học bơi ngay từ đầu. Rồi tiếp đó là vào được đội tuyển bơi lội thiếu nhi của trường hoặc của địa phương chẳng hạn. Vì thế nên có muốn con thành công được hãy không, bố mẹ hãy tinh ý tránh những sai lầm của phụ huynh khiến con khó thành công.