Các mẹ đều mong muốn con mình có được đôi chân dài thẳng tắp như các siêu mẫu. Nhưng trên thực tế, sự phát triển chân của nhiều bé không được như mong muốn của các mẹ


1. Chân hình chữ O (0-18 tháng tuổi)


Tư thế bé nằm trong bụng mẹ cuộn tròn, bàn chân cong vào trong sẽ khiến bắp chân bị gập vào trong so với khớp gối, khi đó khớp gối sẽ bị biến dạng nhẹ. Vì vậy, bé sẽ có hiện tượng chân chữ O khi chào đời.


Khi bé bắt đầu tập đứng hoặc tập đi, do xương của bé còn mềm và đàn hồi nên bắp chân sẽ bị biến dạng dưới tác động của ngoại lực. Vì vậy tình trạng chân chữ O càng lộ rõ.

hình ảnh


2. Chân hình chữ X (2-4 tuổi)


Chân chữ X là hiện tượng sinh lý bình thường của bé 2-4 tuổi, biểu hiện chính là khi bé đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, đồng thời quay ra ngoài, cách xa đường giữa của cơ thể. Khi xương của em bé phát triển, nó sẽ từ từ trở lại bình thường.


3. Hình dạng chân bình thường (sau 7 tuổi)


Nói chung, hình dạng của chân được xác định và duỗi thẳng cho đến khi em bé được khoảng 7 tuổi. Vì vậy, bé có chân hình chữ O và chân chữ X trước 7 tuổi là hiện tượng sinh lý bình thường của bé, mẹ không cần quá hoảng sợ hay lo lắng nhé.


Bố mẹ cần lưu ý:


- Trong chế độ ăn uống, hãy cho bé ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D và giàu canxi. Chẳng hạn như đậu nành, tảo bẹ, rau và các loại thực phẩm khác. Nếu bé kén ăn, bố mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc bổ sung vitamin D hoặc canxi nhưng chú ý hỏi ý kiến bác sĩ nhé.


- Bố mẹ cũng có thể đưa bé ra ngoài tắm nắng, da có thể thu nhận vitamin D3 bằng cách thu nhận tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, sau đó cơ thể sẽ chuyển hóa vitamin D3 thành vitamin D. Đây là loại vitamin giúp hấp thu canxi và phốt pho trong ruột thúc đẩy sự hình thành của xương.