Em năm nay 31 tuổi, làm việc văn phòng cũng nhẹ nhàng nhưng nói thật là trong người lúc nào cũng thấy mệt mỏi thiếu sức sống các mẹ ạ. Nhiều hôm lên kêu ca với các chị ở công ty, các chị cũng bảo là 'ôi đứa nào chẳng thế, không phải lo'

Em vẫn ăn ngủ bình thường nhưng người cứ mệt ấy. Hôm qua lên mạng đọc báo thì thấy có bài bác sĩ phân tích về tình trạng này. Cái gì cũng có lý do của nó, nhất là ở tuổi trẻ mà người thấy uể oải thì các mẹ nên coi chừng hơn nha, cố gắng giữ sức khỏe chứ không có sức khỏe là mất hết đó.

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Theo chuyên gia lý giải thì như thế này

Nhiều người cho rằng mình còn trẻ khỏe, có sức đề kháng tốt, ăn ngủ đều bình thường thì không thể bị bệnh. Đó cũng là lý do khiến nhiều người chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày, thức tới 2,3 h sáng để làm việc, chơi gam hoặc đi làm cả tuần không có ngày nghỉ, ăn uống thất thường, thậm chí là không ăn. Cuối cùng, chính những hành động này đã khiến họ phải trả giá trên chiếc giường bệnh về sau.

Vậy mệt mỏi cụ thể sẽ có biểu hiện như thế nào? Nó có 2 loại cụ thể như: Cảm thấy cứng người, mỏi nhừ cột sống thắt lưng và cột sống cổ sau khi ngồi làm việc lâu, thức đêm và bơ phờ khi thức dậy hôm sau, đau đầu vì công việc căng thẳng... Là loại mệt mỏi mà có thể khắc phục bằng sự nghỉ ngơi, ăn uống lấy lại sức ngay sau đó. Tuy nhiên, có một loại đáng sợ hơn là mệt mỏi ngay cả khi không tìm được lý do "ví dụ tôi đang ngồi không làm gì nặng nhọc mà thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay yếu ớt…". Trường hợp này có thể là bạn đang mắc " hội chứng mệt mỏi mãn tính ".

Ông Xiao Meijun, bác sĩ trưởng khoa tâm thần của bệnh viện Chang Gung Memorial cho biết: Nhiều người không nhất thiết phải điều trị khi mệt mỏi nhưng nếu nó là do bệnh lý thì phải đến viện ngay.

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Những lý do khiến bạn mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính có thể là cơ sở của nhiều căn bệnh ác tính

Do thiếu ngủ, làm việc nhiều, ăn uống thất thường

Đây là dạng mệt mỏi ai cũng gặp. Hầu hết có thể hết thông qua nghỉ ngơi và cải thiện thói quen sinh hoạt. Chỉ khi tình trạng mệt mỏi không thuyên giảm sau một thời gian thì phải xem xét các yếu tố khác, trong đó có bệnh lý

Mệt mỏi mãn tính do các bệnh

Các bệnh thường gây mệt mỏi bao gồm bệnh nội tiết, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng mãn tính (như viêm gan B, C mãn tính) và các bệnh mãn tính khác

Ngoài ra, các bệnh như suy tim, thiếu máu, ung thư, các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống), béo phì nặng và trầm cảm cũng khiến cho con người luôn cảm thấy mệt mỏi.

Mệt mỏi do 'bệnh tinh thần'

Trường hợp này nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh. Ví dụ những người phụ nữ đang trải qua khủng hoảng tuổi trung niên, mẹ sau sinh tress vì nuôi con nhỏ, các bé tuổi mới lớn bị áp lực tinh thần từ phía gia đình, nhà trường...đây là vấn đề do tâm thần gây ra chứ không phải từ cơ thể sinh học.

Do hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Khi người bệnh thường bị mệt mỏi trong thời gian dài mà không tìm ra nguyên nhân, kéo dài, uống thuốc không hết. Giờ vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả đối với hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Chính vì vậy, tùy theo trường hợp mỗi người mà ngoài việc dùng thuốc  bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên kết hợp với các biện pháp điều trị bổ trợ như tập thể dục, nghỉ ngơi, tư vấn tâm lý.

Nhiều triệu chứng nếu kéo dài tới 3 tháng, bạn nên đi khám

Mệt mỏi là một trong dấu hiệu điển hình của ung thư hoặc các bệnh khác đang phá triển trong cơ thể. Bác sĩ khuyên nếu thấy các triệu chứng dưới đây kéo dài tới 3 tháng, bạn nên đi khám đừng chủ quan

Liên tục mất ngủ, trằn trọc không ngủ được, có đêm thức trắng

Giảm khả năng tập trung và hay quên, cảm thấy trí nhớ yếu đi trầm trọng

Vai và cổ bị đau,  tức ngực.

Nổi hạch ở cổ.

Cảm thấy mình yếu đuối mà không có lý do rõ ràng.

Chóng mặt, đau thắt cổ họng.

Trạng thái tinh thần kém, tâm trạng thấp thỏm, dễ hồi hộp, lo sợ, chán nản.