Cứ hễ lần nào cơ quan mình tổ chức tiệc tùng ăn uống, là mọi người lại nghĩ ngay đến món lòng lợn. Mà cũng phải nói ăn món này ngon thật đấy, toàn nữ giới với nhau, chả rượu bia gì nhưng ai cũng mê chứ.

Lại được ông anh trai và bà chị dâu cũng mê lòng lợn tiết canh, nên cứ hễ đợt nào về quê chơi, nhà mình lại được chiêu đãi món này, đúng là sướng thật đấy.

Tuy nhiên, mấy hôm trước lên mạng mình đọc được bài cảnh báo về những bộ phận của lợn không nên ăn vì rất độc, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Mình gửi ngay link vào nhóm cho mấy chị em ở cơ quan đọc, khiến ai cũng sợ các mẹ ạ! Thậm chí có người còn thề thốt rằng từ nay tuyệt đối không mơ tưởng gì đến món ăn khoái khẩu này nữa đấy.

Thực tế thì lâu nay thịt lợn là thực phẩm thông dụng, xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của mọi gia đình. Món ăn này có thể cung cấp protein, chất béo và khoáng chất mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Thế nhưng theo cảnh báo của các chuyên gia có một số bộ phận của lợn mà các mẹ không nên chế biến cho gia đình ăn vì rất độc, chính là những bộ phận mình liệt kê dưới đây nha!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Lòng già, lòng non: Nơi chứa chất thải của lợn, rất bẩn

Lòng lợn là món khoái khẩu của nhiều người, thế nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh rất lớn. Điều này là bởi lòng lợn tức ruột già, chính là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau khi tiêu hóa thải ra mà ta gọi là phân.

Do vậy, đây chính là nơi các vi sinh vật sinh ký sinh rất nhiều, các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như vi khuẩn Ecoly, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, thương hàn, tả, lị.

Phổi lợn: Nơi chứa rất vi khuẩn, kim loại nặng

Phổi lợn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và độc tố vì đây là nơi trao đổi không khí với bên ngoài. Với thói quen là dán mũi xuống đất, vậy nên lợn có nguy cơ cao tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít cùng các kim loại nặng vào phổi mỗi ngày và nằm yên trong đó.

Nếu như con người ăn vào sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh cho cơ thể. Ngoài ra, theo kết quả kiểm nghiệm, trong phổi lợn còn chứa 1 lượng độc tố bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi.

Gan lợn: Có thể tích tụ nhiều độc tố

Gan có chức năng đào thải độc tố, nên nếu như quá trình này không được thực hiện tốt, sẽ vô tình giữ lại rất nhiều ồn dư chất độc hại như: chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, các hợp chất và kim loại nặng. Nếu đi vào cơ thể, lượng độc tố này sẽ tích tụ và gây hại cho sức khỏe con người.

Hơn nữa, mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng gan lợn cũng chứa hàm hượng lớn Cholesterol và các kim loại nặng. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lượng Cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn. Đặc biệt với những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tim mạch vành càng phải hạn chế ăn gan lợn.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Óc lợn: Chứa hàm lượng cholesterol gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày

Nhiều gia đình hay mua óc lợn về chế biến cho trẻ nhỏ ăn vì nghĩ rằng “ăn gì bổ nấy”. Tuy nhiên theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của 1 người/ngày.

Như vậy, thực phẩm này không hề bổ não, giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng, thậm chí nó còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu và tim mạch,… Còn hàm lượng protein trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Tiết lợn: Nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn

Tiết lợn nếu được nấu chín sẽ không sao, nhưng khi ăn sống nguy cơ gây bệnh rất cao. Bởi vì nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn không được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Mỡ lợn: Khó tiêu hóa

Trong mỡ lợn là các axit béo đã bão hòa nên rất khó tiêu hóa hóa, nhất là đối với người lớn tuổi vì hệ tiêu hóa của họ đã bị suy yếu.

Với những người ăn kiêng hoặc bị béo phì ăn mỡ lợn cùng sẽ gây khó khăn cho việc giảm cân. Còn những  người mắc bệnh tim mạch cũng không nên ăn nhiều mỡ lợn vì thực phẩm này khiến cholesterol trong máu tăng cao.

Nguồn: Tổng hợp