Bệnh ung thư đúng là rất đáng sợ. Tuy nhiên mình nghĩ là bệnh này hoàn toàn có thể phòng đó các mẹ. Mình có tìm thấy một bài nói về những nguyên tắc khiến cơ thể bạn trở thành ‘vật cách ung thư’ đấy. Mình đọc qua thì thấy cũng không có quá khó thực hiện đâu mọi người ạ. Mình nghĩ thay vì để bệnh tới mới chữa thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ bằng cách phòng trước.

Bỏ thuốc lá

Từ lâu thuốc lá đã được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cao, nhất là ung thư phổi. Lý do là vì trong thuốc lá có chứa tới hơn 70 chất gây ung thư. Chúng đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc miệng và khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Một khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì chúng sẽ ngấm vào bên trong và tạo điều kiện để tế bào ung thư hình thành và phát triển.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hạn chế uống rượu

Rượu, bia cũng được xem là một tác nhân gây ung thư, nhất là ung thư gan. Khi bạn uống rượu, chất acetaldehyde – một sản phẩm của quá trình chuyển hóa sẽ làm hỏng protein, DNA. Đồng thời còn làm ức chế quá trình sửa chữa DNA, thay đổi hiệu quả của quá trình trao đổi chất, tăng nồng độ hormone và gây ra ung thư. Ngoài ung thư gan thì có một số bệnh ung thư mà những người hay uống rượu bia còn dễ mắc như ung thư vú, ung thư miệng, ung thư đại trực tràng…

Kiểm soát cân nặng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra béo phì, thừa cân chính là nguyên nhân gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ruột… Đây đều là những bệnh ung thư thường gặp hiện nay. Vì thế, để phòng thì bạn chỉ có thể tăng cường chế độ tập luyện thể dục thể thao để giảm chất béo trong cơ thể. Từ đó có thể phòng ngừa bệnh ung thư. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có chế độ ăn nhiều rau củ quả và hạn chế việc nạp chất béo vào cơ thể.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chủ động phòng chống lây nhiễm

Một số tác nhân gây bệnh thông thường có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ung thư như vi khuẩn Helicobacter (gây ung thư dạ dày), virus gây u nhú ở người (gây ung thư cổ tử cung, ung thư ‘cậu nhỏ), virus Epstein – Barr (gây ung thư vòm họng), virus viêm gan B (gây ung thư gan)… Do đó, bạn cần hạn chế các hoạt động ôm hôn, ăn chung, chấm chung… để phòng tình trạng lây lan virus, vi khuẩn. Cách tốt nhất là bạn nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Sử dụng kem chống nắng

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có khả năng bổ sung vitamin D và selen cho cơ thể. Thế nhưng nếu bạn phơi nắng quá 1 tiếng/ngày hoặc đi nắng vào thời điểm tia cực tím cao thì DNA dễ bị tổn thương. Từ đó, bạn có thể bị ung thư da. Do đó, để làm giảm bớt nguy cơ ung thư thì các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng, đội mũ chống nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng ngay cả trong những ngày trời không nắng.

Hạn chế việc tiếp xúc với bức xạ

Bức xạ ion hóa có thể làm hỏng DNA và gây ra nhiều loại bệnh ung thư. Đặc biệt, loại bức xạ này lại có trong y tế như chụp X-quang, chụp CT. Vì thế, bạn không nên tiếp xúc quá nhiều, chỉ nên chụp 1 lần/năm, trừ trường hợp bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh.

Không vào ở ngay sau khi sơn sửa nhà, trang trí nội thất

Trong các loại sơn khi bạn sơn sửa nhà, trang trí nội thấy có thể gây đột biến DNA của tế bào biểu mô đường hô hấp. Kết cục là gây ra bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư phổi.

Đi khám sức khỏe định kỳ

Ung thư thường có khuynh hướng di truyền. Vì vậy nếu trong gia đình hay họ hàng từng có người bị ung thư thì tốt nhất nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Đây là một bước giúp bạn trở thành ‘vật cách ung thư’ cực kì hiệu quả.

Ngoài ra, để biến bản thân thành ‘vật cách ung thư’ thì bạn còn nên có lối sống khoa học, ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, làm việc quá sức, stress.

Nguồn: Tổng hợp