Mẹ chồng mình bị bệnh huyết áp cao nên tháng nào cũng phải vào viện kiểm tra, đo lại huyết áp và lấy thuốc điều trị.

Sáng nay chuẩn bị vào viện như mọi lần, thì bà đi ăn sáng cùng đứa cháu nội, thấy miếng bánh piza và đùi gà chiên của cháu gọi nhiều mà ăn không hết, sợ bỏ đi thì phí nên bà ngồi ăn tiếp. 

Đến khi vào, bác sĩ bảo đo huyết áp cao hơn mọi lần nên có hỏi bà về việc sáng đi đến bệnh viện thế nào và làm những gì. Sau khi nghe bà kể lại bác sĩ mới giải thích cho bà về các đồ ăn nhiều muối như piza và thức ăn chiên rán dễ gây tăng huyết áp đấy.

Vậy nên các mẹ nhớ nhắc người nhà khi kiểm tra huyết áp thì nhớ đừng ăn đồ chứa nhiều muối nha. Mà mình còn đọc được thông tin đi khám bất kỳ bộ phận nào cũng chú ý có nhiều điều cần phải tránh lắm đó. Mình tổng hợp lại để mọi người tham khảo, tránh để việc đi khám phải nhận kết quả sai nha.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Những việc không nên làm trước khi đi khám để không nhận kết quả sai:

Không sử dụng chất bôi trơn trước khi khám p.h.ụ khoa

Trước 48h lấy mẫu xét nghiệm khám p.h.ụ khoa, chị em cần tránh sử dụng kem bôi trơn, nút bông, kem tránh thai... Lý do bởi phết tế bào cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để kiểm tra sức khỏe p.h.ụ khoa. Bộ phận này rất nhạy cảm và dễ kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.

Không uống thuốc trước khi kiểm tra máu

Các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống thuốc trước khi đi kiểm tra máu vài ngày để tránh làm sai lệch kết quả bởi những yếu tố bên ngoài cơ thể. Đối với những loại thuốc uống hằng ngày, bạn nên uống chúng sau khi lấy mẫu máu.

Không ăn thực phẩm đỏ khi nội soi đại tràng

Những thức ăn có màu đỏ như củ dền, cà chua, thịt bò, gấc, cherry... dễ để lại những mảng bám màu hoặc che phủ lớp niêm mạc đại tràng gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Những loại thực phẩm bạn nên tránh ít nhất 1 tuần trước nội soi đại tràng là củ cải đường, việt quất, kẹo đỏ, cam thảo đỏ và cà chua.

Không sử dụng máy tính trước khi khám mắt

Căng mắt liên tục khi sử dụng máy tính hoặc lướt web trên điện thoại có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra thị lực. Do vậy để có kết quả kiểm tra thị lực chính xác nhất, bạn nên để mắt nghỉ ngơi vài giờ trước khi đến gặp bác sĩ.

Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Thói quen ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, chính vì vậy bạn không nên sử dụng đồ ăn nhanh, các loại hạt, đỗ và các sản phẩm chứa nhiều muối khác trước khi kiểm tra huyết áp. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ quá 2,3 mg muối/ngày.

Không sơn móng tay trước khi khám da liễu

Khi khám da liễu, bác sĩ không chỉ kiểm tra da mà còn kiểm tra cả móng tay của bạn. Thực chất có rất nhiều bệnh về nhiễm nấm thường nằm ở móng tay. Do đó để bác sĩ xem trạng thái tự nhiên móng tay của bạn là điều rất quan trọng. Hơn nữa, bất kỳ thay đổi nào ở móng tay cũng có thể chỉ ra các bệnh của các cơ quan khác, bởi vậy trước khi đi khám không nên sơn móng tay.

Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang tuyến vú

Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang tuyến vú là vì nó có chứa các kim loại nhỏ. Trong quá trình thực hiện, nó rất dễ nhầm lẫn giữa các kim loại này với vôi hóa, đó là dấu hiệu của ung thư đang phát triển. Kết quả không những bị sai mà còn có thể khiến bạn vô cùng lo lắng.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Không uống rượu bia trước khi kiểm tra cholesterol

Theo bác sĩ Joon Sup Lee - trưởng khoa tim mạch tại Trường Y khoa Đại học Pittsburgh (Mỹ), rượu có thể làm tăng mức chất béo trung tính, một trong 4 yếu tố dùng để đánh giá nồng độ cholesterol trong máu. Uống chất có cồn trước khi làm xét nghiệm có thể dẫn đến kết quả đáng lo ngại không cần thiết. Chính vì vậy, nếu bạn sắp có buổi hẹn xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu thì hãy tránh các thức uống có cồn trước đó 1 ngày.

Không uống thuốc giảm đau trước khi đi khám

Đi khám bệnh, bác sĩ có thể muốn đánh giá các triệu chứng của bạn mà không có tác dụng của bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, đặc biệt là thuốc giảm đau. Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh cấp tính, phải cho bác sĩ biết nếu chúng có thể gây ra tác dụng phụ, và ảnh hưởng đến hướng dẫn bước điều trị tiếp theo.

Không để cơ thể quá khát trước khi xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu của con người có tới 99% nước và chỉ 1% axit, amoniac, hormone, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng để nghiên cứu. Vì vậy, nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu để kiểm tra, khoảng 1ml là phù hợp để phân tích. Do vậy, cần uống nhiều nước trước khi xét nghiệm để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.

Nguồn: Tổng hợp