Ngay sau khi nhận thông tin phản ánh từ người nhà, Bệnh viện trung tâm Buriram, Thái Lan đã vào cuộc, làm rõ nguyên nhân khiến sản phụ 39 tuổi sinh mổ, phải đoạn chi và mãi mãi không thể cho con thơ hơi ấm mẹ.

Ngày 29/3/2023 một người dùng TikTok đăng tải bức xúc của gia đình trước việc em gái mình phải oan ức ra đi sau khi sinh mổ. Theo lời người này thì sản phụ là em gái của anh. Cô mang thai tháng thứ 9 và đã cận ngày sinh. Trước khi sinh, sức khỏe sản phụ vẫn bình thường. Khi đến ngày giờ đã hẹn với bác sĩ, cô nhập viện chờ sinh và được chỉ định sinh thường. Tuy nhiên, sản phụ lại không có dấu hiệu đau bụng nên bác sĩ buộc phải dùng th.u.ố.c. Trong lúc sinh, không đủ sức rặn đẻ và bất tỉnh trước khi chuyển sang bàn sinh mổ. Đứa trẻ sau đó được mô tả là được bác sĩ dùng dụng cụ hút ra và khiến tử cung của sản phụ bị rách, mất rất nhiều m.áu. Sau đó không hiểu vì lý do gì, sản phụ buộc phải bị đoạn chi và mãi mãi không thể trở về ôm ấp đứa con thơ của mình. Người nhà hiện rất bức xúc vì họ cho rằng bác sĩ đã bơm gì đó vào cơ thể sản phụ và khiến tình trạng trở nên tồi tệ như vậy. Họ không biết nguyên nhân dẫn đến chuyện đau lòng này là gì và tại sao bác sĩ lại không chọn phương pháp sinh mổ khi sản phụ không thể tiếp tục rặn đẻ. Giờ đây họ chỉ muốn đi tìm công lý cho người em xấu số.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Thairath

Sau khi clip được chia sẻ chóng mặt trên Tiktok, rất nhiều người đã vào bình luận. Hầu hết mọi người  đều vào động viên gia đình vượt qua mất mát và dành sức để chăm lo cho những đứa trẻ.

Trong đó, có một bình luận đề cập đến rủi ro khi biết tuổi sinh của sản phụ: "Sao hoang mang thế? Bác sĩ đã giải thích rồi mà. Vả lại, có thai ở tuổi 39 thì không còn trẻ gì nên rủi ro về mọi mặt."

Một người thân khác của sản phụ, chị Rotchana Sata (sinh sống tại thôn 16, làng Sam Sila, tiểu khu Hin Lek Fai, huyện Khu Mueang, tỉnh Buriram) cho biết chị mình nhập viện chờ sinh ngày 17 tháng 2. Đến 12 giờ 42 phút ngày 18 tháng 2 thì sinh một bé trai nặng 3.350 gram. Sau đó, bác sĩ thông báo bé có triệu chứng bất thường và phải nhập ICU. Đến ngày 21 tháng 2, bác sĩ đến thông báo người mẹ phải đoạn chi phải. Nhưng sau cùng, sản phụ vẫn không qua khỏi.

Theo diễn biến mới nhất được cập nhật từ Thairath, bà Wattanaphon, nhân viên y tế của bệnh viện cho hay nạn nhân là chị Wattanaphon Saiwan, 39 tuổi, qua đời tại Bệnh viện Buriram. Vào lúc 13 giờ, ngày 29/3, người thân đến nhận người nhà tại bệnh viện trong sự tiếc thương vô vàn vì người mẹ chưa được nhìn thấy mặt đứa con mình sinh ra thì đã không còn.

Bà Rotchana còn cho biết thêm, bác sĩ có thông báo từng bước trong quá trình điều trị. Nhưng điều gia đình thắc mắc nhất là tại sao khi biết người mẹ không đủ sức sinh con mà bác sĩ lại không chịu chỉ định cho sinh mổ. Bà cho rằng chính vì quyết định này mà kéo theo những hậu quả đau lòng về sau, để lại mất mát lớn cho gia đình.

hình ảnh

Nguồn ảnh: Thairath

Kể cả sau khi nạn nhân đã được đưa về đến nhà để lo hậu sự thì gia đình và người thân vẫn chưa thể chấp nhận được sự thật. Họ khóc ngất nhìn cỗ quan trắng lạnh ngắt. Đặc biệt là bà Nom Saiwan, 59 tuổi, mẹ ruột của sản phụ đã khóc rất nhiều vì quá đau lòng trước sự ra đi của con gái. Bà không chịu rời đi mà cứ ngồi ôm quan tài suốt thời gian chờ di quan. Bà Nom nói con gái bà vốn khỏe mạnh, quanh năm làm lụng vất vả suốt, sinh được 4 đứa con và lần này là đứa thứ 5. Trước khi đi đẻ, sản phụ vẫn ngồi ăn cơm với mẹ, ăn mặc thật đẹp để chuẩn bị vào bệnh viện. Sau đó, cô cùng em gái đến bệnh viện Khu Mueang. Ở đây cô được chẩn đoán thai già và quá ngày sinh, trước khi được chuyển lên bệnh viện Buriram.

Trả lời chất vấn về trách nhiệm của bệnh viện, Tiến sĩ Phuwadol Kittiwattanasan, Giám đốc Bệnh viện Trung tâm Buriram cho biết, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ đã điều trị các triệu chứng theo đúng quy trình. Việc không chỉ định sinh mổ là do bệnh nhân vẫn đáp ứng tốt việc sinh con qua ngả tự nhiên. Khi nhận thấy người mẹ kiệt sức, họ phải dùng dụng cụ để từng bước đưa đứa trẻ ra ngoài.

hình ảnh

Nguồn ảnh: Thairath

Trong khi đó, bác sĩ Anan Mungcharoen Santikul, Trưởng khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Trung tâm Buriram cho biết sau khi được tiếp nhận, bệnh nhân đã được đánh giá tình trạng sức khỏe đáp ứng điều kiện sinh thường nhưng lúc đó tình hình thay đổi trái với nhận định ban đầu. Người mẹ không còn sức để rặn và đầu của đứa trẻ đã chúc xuống rất thấp. Bác sĩ không thể chọn phẫu thuật vào thời điểm đó bởi sẽ rất nguy hiểm cho cả hai nên đã phải dùng công cụ hỗ trợ sinh để đưa trẻ ra ngoài. Sau can thiệp, người mẹ bị chảy m.áu không ngừng. Do đó, bác sĩ phải kiểm tra rất kỹ lưỡng và phát hiện sản phụ có tình trạng đông m.áu. Căn bệnh này, theo bác sĩ bệnh nhân đã mắc từ trước đó nhưng có thể người mẹ không hề biết để khai báo sàng lọc y tế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến m.áu không chảy đến các cơ quan thấp hơn. Riêng trường hợp này, chân phải hoàn toàn không nhận được m.áu nuôi sống. Do đó, bác sĩ đành đưa ra quyết định hết sức đau lòng là buộc phải đoạn chi vào ngày 21 tháng 2 năm 2023 để cứu mạng sống của người mẹ. Tuy nhiên, đến cuối cùng vẫn không thể giữ được sự sống cho chị.

hình ảnh

Nguồn ảnh: Thairath

Sau sự việc đau lòng, bệnh viện đã gửi lời xin lỗi sâu sắc đến người nhà bệnh nhân, giải thích rõ từng bước quy trình chữa trị và phân tích nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc, tuy nhiên người nhà vẫn chưa thể chấp nhận được sự mất mát quá lớn này.

Về phía người chồng, anh Mai, 29 tuổi, vẫn chưa thể tin vào sự thật mẹ bọn trẻ đã mất. Anh bế đứa con mới hơn một tháng tuổi đứng ngóng chờ xe bệnh viện đưa vợ về. Khi hỏi về sự cố xảy ra với người vợ xấu số, anh rơm rớm nước mắt: "Nếu sinh mổ, có thể vợ tôi đã không chết. Nếu vợ tôi bị đoạn chi, mất một chân và thành người tàn tật thì dù khó khăn đến mấy tôi cũng có thể lo cho vợ con thật tốt." Nhưng đáng tiếc, vợ anh phải ra đi mà chưa được nhìn thấy mặt con, con cũng chưa được nhìn thấy mặt mẹ. Trong thương xót vô hạn, anh chỉ còn biết thầm ước: "Nếu có thể, tôi muốn cuộc sống của vợ tôi trở lại."

Bao giờ cũng vậy, cửa sinh luôn là cửa t.ử. Đối với những người mẹ sau cửa phòng sinh là những gì hoàn toàn không có câu trả lời trước. Chỉ cầu mong sao mọi sự chuẩn bị trước ca sinh đều ở mức tốt nhất có thể vì chỉ như vậy mới có thể hạn chế được thấp nhất rủi ro xảy ra cho chính sản phụ và cả thai nhi.