Mang thai không chỉ là niềm hạnh phúc mà cũng là thời điểm bạn bắt đầu phải lưu ý tới dinh dưỡng, sinh hoạt, sức khỏe và vô vàn thứ chuẩn bị để đón em bé chào đời. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và cả những cảnh báo phải đề phòng trong mọi sinh hoạt, hay cũng có những lúc bạn băn khoăn mình ăn thứ này có được không, làm việc kia có tốt không… Dưới đây là những điều cần lưu ý khi mang thai giúp cho bạn loại bỏ bớt những băn khoăn hàng ngày.





Những điều cần lưu ý


1. Đi máy bay: Đó là phương tiện vận chuyển đường dài lý tưởng nhất. Nhưng cũng phải thận trọng trong thời gian cuối vì sinh con trên máy bay thì chẳng tốt chút nào, cho dù phi hành đoàn đã được đào tạo để đối phó với những trường hợp như vậy.


2. Đi bộ: Đây là một hoạt động được đề nghị. Tất nhiên là nên đi bộ ngoài trời vùng thôn quê hay trong công viên thay vì trên đường phố đông người. Dù bạn không thể ra ngoài thành phố, cũng nên đi bộ mỗi ngày, môn thể dục này kích thích sự tuần hoàn, hô hấp, việc tiêu hoá ở ruột và làm mạnh các cơ bắp ở bụng và đùi.


3. Bơi lội: đây là môn thể thao rất hữu ích cho bà mẹ tương lai. Được nước nâng đỡ, bạn có thể thư giãn và luyện tập cơ bắp một cách nhẹ nhàng. Nên chọn kiểu bơi ngửa.


4. Quan hệ tình dục: Ngoại trừ khi bác sĩ cấm vì sợ sảy thai hay đẻ non, thì sinh hoạt vợ chồng vẫn có thể tiếp tục cho đến khi trước sinh. Trong lĩnh vực này không có nguyên tắc tuyệt đối, một số cặp thích chờ đợi đến sau khi sinh, số khác lại thích sống một cách nồng nhiệt.


5. Ánh nắng: ánh nắng rất tốt, sẽ giúp tạo vitmine D cần thiết cho xương. Đừng quên rằngcon của bạn sẽ lấy calcium từ xương củabạn. Bạn cần phải có dự trữ để không bị thiếu calcium, và em bé sẽ không bị còi xương lúc chào đời. Nếu bạn không phơi nắng đủ, bạn có thể uống vitamin D và nên hỏi bác sĩ.


6. Đạp xe đạp: Nếu bạn tập thường xuyên nên chọn con đường bằng phẳng, vắng người và phải ngưng nay khi mệt.



7. Đi xe hơi: Bạn có thể lái xe và thắt dây an toàn dưới bụng và ngực khi bụng đã to. Giai đoạn cuối bạn không nên lái xe. Tốt nhất nên ngồi phía sau và tránh những chặng đường dài.


8. Tập yoga: Yoga có lợi cho thể chất và tinh thần cho người mẹ. Với những động tác được chọn lọc, các bài tập dễ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để sinh nở.


Những điều cấm kỵ


1. Rượu: Nó sẽ đi thẳng vào máu và gây độc hại cho đứa bé. Bé sẽ yếu ớt, nhỏ bé và thậm chí có thể bị kém trí tuệ.


2. Sữa tươi (vừa vắt ra): Nên ngừng ngay những loại phômát, sữa tươi hay thịt nguội vì nó có thể bị nhiễm trùng. Sự nhiễm trùng Listeriose rất nguy hiểm cho bào thai. Vì thế, nếu bị sốt 38 độ C, có trạng thái cúm nhẹ, bạn nên đến bác sĩ ngay. Một sự điều trị nhanh chóng sẽ tránh được hậu quả nghiêm trọng.


3. Thuốc men: Một nguyên tắc tuyệt đối là đừng nên uống thuốc nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Trong thời gian mang thai, một loại thuốc có vẻ vô hại cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, thậm chí gây ra dị dạng.


4. Thể thao: Mọi hoạt động làm mệt người mẹ và khiếnphải hấp thụ nhiều ô xy, phải được loại bỏ. Chẳng hạn như chạy bộ, quần vợt, trượt ván nước hay lặn. Các môn thể thao có thể bị ngã cũng nên tránh.


5. Âm nhạc: nên vặn âm thanh nhỏ để tránh làm đứa bé bị mất ngủ và kích động. Những buổi dạ tiệc có khiêu vũ suốt đêm trong khói thuốc dày đặc cũng nên tránh.


6. Chế độ ăn: Nếu bạn mập nhiều cũng không nên ăn kiêng, nếukhông có ý kiến của bác sĩ. Bởi cơ thể của bạn cần thêm protếin, chất béo, đường, calcium, vitamine, muối khoáng và nguyên tố vi lượng và một chế độ ăn kiêng cữ sẽ không đáp ứng được.


7. Thuốc lá: Đây là một thời kỳ lý tưởng để bỏ thuốc. Bạn nên biết đến những nguy cơ mà thuốc lá gây ra cho bào thai. Trước tiên, bào thai có thể nằm ở vòi trứng và gây ra có thai ngoài dạ con, hoặc bào thai bị ngộp nên kém phát triển. Nếu bạn không thể ngừng ngay thì nên giảm từ từ.


8. Thịt tái: Nên chấm dứt món thịt tái, vì bạn có thể bị nhiễm trùng bạch cầu. Nên rửa tay sạch sẽ sau khi chơi, vuốt ve vật nuôi.