Tắc kinh 2 tháng có phải là tình trạng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới? Đây có phải là biểu hiện "cảnh báo" vấn đề phụ khoa nào đó ở chị em?

1. Triệu chứng nhận biết tình trạng tắc kinh 2 tháng

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động khoảng 28 - 32 ngày tùy từng người. Có những người chu kỳ ngắn hơn (21 - 25 ngày) hoặc dài hơn đến tận 40 - 45 ngày mới có kinh 1 lần cũng là bình thường. Kỳ kinh nguyệt đều là khi chu kỳ lặp lại chênh lệch nhau không quá 3 ngày.

chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động khoảng 28 ngày

chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động khoảng 28 ngày

Tắc kinh 2 tháng là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt tới trễ hơn so với bình thường 2 tháng. Triệu chứng tắc kinh bao gồm:

+ Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn so với bình thường.

Ví dụ: Chu kỳ trước 28 ngày, chu kỳ sau 21 ngày hoặc chu kỳ trước 30 ngày, chu kỳ sau 42 ngày.

+ Khoảng cách giữa các kỳ kinh không đều, có thể sớm hơn hoặc trễ hơn so với dự kiến.

+ Lượng máu kinh thay đổi ít hơn so với bình thường. Thậm chí không thấy có máu kinh.

Có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

+ Đau bụng kinh dữ dội;

+ Thay đổi tâm trạng;

+ Mệt mỏi;

+ Buồn nôn;

+ Rậm lông, tăng cân;

+ Đau xương chậu;

+ Thị lực thay đổi;

2. Tắc kinh 2 tháng do những nguyên nhân nào?

Hiện tượng tắc kinh ở nữ giới thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Tắc kinh 2 tháng do mang thai và cho con bú

Mang thai là hiện tượng trứng đã được thụ tinh thành công, tạo thành hợp tử và tiếp tục phát triển thành thai nhi. Đây là nguyên nhân cơ bản và thường gặp nhất dẫn đến tình trạng chậm kinh ở phụ nữ.

Khi mang thai, các lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong tróc và theo đường âm đạo ra bên ngoài cơ thể tạo thành máu kinh. Thay vào đó chúng sẽ tiếp tục ở lại trong cơ thể, xếp vào nhau tạo thành lớp dày nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì thế, khi mang thai chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.

tắc kinh 2 tháng có thể là do mang thai

tắc kinh 2 tháng có thể là do mang thai

Khi nữ giới cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ làm cho chị em bị mất kinh. Điều này xảy ra là do hormone tạo ra sữa là Prolactin tác động lên cơ thể làm cho nội tiết tố bị rối loạn, cơ thể ngừng rụng trứng từ đó kinh nguyệt không xuất hiện.

Khi nữ giới không cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nữa thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện bình thường trở lại.

- Do rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bình ổn của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Khi nội tiết tố bị rối loạn, tăng hay giảm nồng độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng chậm kinh 2 tháng ở nữ giới. Cụ thể:

Hormone Prolactin tăng quá cao sẽ làm ức chế hormone Estrogen và Progesterone, gây ảnh hưởng quá trình điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân phổ biến làm tăng lượng hormone Prolactin trong cơ thể là bệnh lý u tuyến yên tăng tiết hormone Prolactin.

Các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp sẽ làm quá trình trao đổi chất, điều tiết chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến tình trạng trễ kinh do chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý liên quan đến sự rối loạn của hormone Steroid, tiêu biểu như hội chứng Cushing cũng có tác động khiến nữ giới bị tắc kinh 2 tháng.

- Tắc kinh do bệnh lý buồng trứng - tử cung

Một trong những nguyên nhân chính là rối loạn chức năng của buồng trứng. Nếu chức năng buồng trứng suy yếu hoặc phụ nữ mắc phải các bệnh lý thì hoạt động của buồng trứng có thể suy giảm. Một số bệnh liên quan đến buồng trứng có thể kể đến như:

+ Viêm buồng trứng;

+ U nang buồng trứng;

+ Hội chứng buồng trứng đa nang;

Khi gặp phải tình trạng này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều, bị tắc kinh.

Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tử cung cũng có thể là nguyên nhân tắc kinh. Nếu tử cung bị tổn thương như trong trường hợp viêm tử cung, u xơ tử cung v.v… sẽ dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh. Kinh nguyệt của chị em sẽ không đều, chậm kinh kèm theo tình trạng chướng bụng.

- Một số nguyên nhân khác khiến nữ giới tắc kinh 2 tháng

Bên cạnh những lý do trên, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể khiến kinh nguyệt bị tắc:

+ Do cân nặng thay đổi đột ngột;

+ Stress, căng thẳng lo lắng kéo dài;

+ Tác dụng phụ của thuốc, biện pháp tránh thai;

+ Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh;

+ Sử dụng các chất kích thích: rượu bia, ma túy…v.v.

3. Các biện pháp điều trị tắc kinh hiệu quả hiện nay

Trong trường hợp kinh nguyệt bị tắc không phải do mang thai, chị em có thể tham khảo một số cách chữa trị như sau:

- Phương pháp điều trị tắc kinh 2 tháng tại nhà

+ Sử dụng ích mẫu và đương quy để điều trị tắc kinh

Theo Đông y, ích mẫu có tác dụng điều kinh ở tử cung, hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm. Đây là loại thảo dược cũng đã được các chuyên gia y tế khẳng định giảm đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt. Con đương quy được xác nhận là vị thuốc dưỡng huyết, điều trị khí hư, ổn định vòng kinh​.

theo đông y ích mẫu có tác dụng điều kinh ở tử cung

theo đông y ích mẫu có tác dụng điều kinh ở tử cung

Để điều trị kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng bài thuốc có chứa các thành phần sau:

+ Ích mẫu 10g;

+ Xích thược 10g;

+ Đương quy 10g;

+ Mộc hương 5g;

Phơi khô tất cả các dược liệu trên rồi tán thành bột để uống.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không được sử dụng ích mẫu

+ Bài thuốc chữa tắc kinh 2 tháng bằng thục địa

Thục địa là vị thuốc có tác dụng: Bổ thận, bồi bổ khí huyết hư, hỗ trợ lưu thông máu.

Bài thuốc này hỗ trợ chữa rối loạn kinh nguyệt như lưu thông khí huyết, điều chỉnh đồng đều lượng máu kinh ra mỗi tháng.

Những chị em nào bị chứng hư hàn hoặc người thể hàn, hay đau bụng, đau thắt lưng, môi tái nhạt thì rất thích hợp để sử dụng.

- Thành phần:

+ Đảng sâm 12g;

+ Thục địa 12g;

+ Xuyên khung 10g;

+ Xương bồ 8g;

+ Hà thủ ô 10g;

+ Can khương 8g;

+ Ngải cứu 12g;

- Cách dùng: Uống 1 thang/ ngày, chia 02 lần uống sáng chiều, uống liên tục 8-10 thang để điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe, da dẻ hồng hào.

- Can thiệp y tế để điều trị tắc kinh cho nữ giới

Sau khi áp dụng các bài thuốc trên mà vẫn không hiệu quả, nếu tình trạng bụng to kèm trễ kinh vẫn tiếp tục, việc đến các cơ sở y tế để được thăm khám kết hợp các xét nghiệm cận lâm sàng là điều cần thiết.

Chuyên gia sẽ xác định nguyên nhân cụ thể của vấn đề, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Tuy nhiên, có những trường hợp yêu cầu sự can thiệp y tế ngay lập tức:

+ Tắc kinh kéo dài

Nếu nữ giới gặp tình trạng tắc kinh kéo dài, tức là không có kinh trong ít nhất 3 tháng hoặc nhiều hơn, bạn nên thăm bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình của mình.

+ Tắc kinh không thường xuyên

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định và thường xuyên bị tắc kinh 2 tháng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn y tế để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị phù hợp.

+ Triệu chứng đau bụng hoặc thấy khó chịu

Nếu bị đau bụng dữ dội hoặc các triệu chứng không thoải mái khác như:

* Buồn nôn;

* Mệt mỏi;

* Chảy máu bất thường khu vực âm đạo;

+ Khi có nghi ngờ tình trạng sức khỏe sinh sản

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về sức khỏe sinh sản của mình hoặc có các triệu chứng bất thường khác chị em hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Trong Tây y, có nhiều loại thuốc để điều trị hiện tượng kinh nguyệt bị tắc này, nhưng trước khi uống bất cứ thứ gì, chị em cũng cần thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ.