Còn gì quan trọng hơn việc đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ? Cũng chính vì lẽ đó mà nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng không ăn thì sợ thiếu, ăn lại sợ nguy hiểm. Ăn gì, kiêng gì, bổ sung gì để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh là điều mà mọi mẹ bầu đều quan tâm, đặc biệt là vào các giai đoạn ốm nghén của mẹ.

hình ảnh

Tình trạng ốm nghén gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé

Nỗi khổ của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gói gọn trong 2 chữ: ốm nghén. Những cơn buồn nôn, đau đầu, hoa mắt và chướng bụng là tất cả những gì mẹ muốn nói. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi của nồng độ hormon HCG sinh ra từ nhau thai và tăng dần trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các biểu hiệu ốm nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc thậm chí không may mắn là dai dẳng cho tới khi lâm bồn mới “buông tha” mẹ bầu.

Mẹ Kim Thy (quận 8, Tp. HCM) cho biết: Giờ nhớ lại những tháng đầu thai kỳ sợ chết được! Mình ói nguyên ngày, ăn gì cũng ói, chỉ thèm mỗi mì gói. Mà ăn mì gói thì làm sao đủ chất dinh dưỡng cho con.

Em thấy nhiều mẹ bầu khỏe lắm ít bị nghén hic mà em bầu nghén ói ra mật xanh mật vàng không ăn được gì, em rất lo là con sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển. - Chị Tuyền (Hà Nội) cho biết.

Tình trạng ốm nghén gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển của con do buồn nôn, khó chịu kéo dài khiến mẹ không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện, tăng nguy cơ thiếu cân, sinh non, dị tật,… nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Dinh dưỡng thai kỳ rõ ràng là yếu tố ưu tiên hàng đầu góp phần tạo nên sự khởi đầu trọn vẹn cho em bé trong bụng! Vậy cụ thể là bổ sung Dinh dưỡng và trau dồi Sức khỏe mẹ bầu như thế nào để cho con sự khởi đầu trọn vẹn đây? Đặc biệt là trong giai đoạn mẹ bầu bị nghén.

Bác sĩ dinh dưỡng Quỳnh Thư - TK Dinh dưỡng BV FV chia sẻ: “Mẹ bầu cần bình tĩnh khi tình trạng ốm nghén bắt đầu xuất hiện, việc giữ tâm lý ổn định chiếm một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về chế độ dinh dưỡng, bổ sung những dưỡng chất đầy đủ cho bé theo từng giai đoạn. Như vậy sẽ giúp mẹ yên tâm mang đến sự khởi đầu trọn vẹn cho con.”

hình ảnh

Bác sĩ dinh dưỡng Quỳnh Thư khuyên các mẹ bầu nên đáp ứng nhu cầu năng lượng khoảng 2200 calo mỗi ngày (ăn đủ 3 bữa và cân bằng) trong 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa nên cung cấp năng lượng tăng khoảng 200 – 300 kcal/ngày (3 bữa chính và thêm 1 bữa ăn phụ), 3 tháng cuối nên tăng khoảng 300-400 Kcal/ngày (3 bữa chính và thêm 2 bữa ăn phụ).

Ngoài ra, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ, đặc biệt là mẹ bầu ốm nghén cần đảm bảo 4 nhóm chất chính: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Carbohydrate (carb – chất bột đường): Cùng với protein, carb cũng là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cần có trong thực đơn cho bà bầu ốm nghén nói riêng và thai phụ nói chung, giúp cung cấp năng lượng lâu dài. Có thể kể đến các loại thực phẩm có lượng carb tốt mẹ bầu nên ăn thường xuyên như: gạo lứt còn nguyên cám, gạo mầm, bún, nui, khoai, các rau họ đậu, ngũ cốc và bánh mì nguyên cám, yến mạch…Đồng thời, mẹ bầu cần hạn chế hoặc cắt giảm hẳn thực phẩm chứa carb xấu như bánh ngọt, kẹo, bánh rán, trà sữa… ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.

Protein (chất đạm): Giúp tăng trưởng của các mô (bào thai, tuyến vú và tử cung). Để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ cần nạp lượng protein tăng hơn so với trước lúc có thai (tăng 15g/ngày cho 6 tháng đầu và 18g/ngày cho 3 tháng cuối). Bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật, trong đó đạm có nguồn gốc từ động vật là thành phần chủ yếu. Một số thực phẩm chứa nguồn protein tốt là thịt nạc, cá, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc và rau họ dậu, các loại đậu hạt và hạt.

Lipid (chất béo): Giúp phát triển trí não và tim mạch của bé. Nhu cầu cho bà bầu chiếm khoảng 20 -25% tổng số năng lượng tức khoảng 60g chất béo/ngày. Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hoà tan các vitamin min tan trong dầu.Mẹ bầu có thể dùng dầu thực vật (dầu oliu, dầu hướng dương…), các loại hạt có dầu: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt bí...(1 vốc hạt mỗi ngày), cá béo như cá hồi (tuy nhiên ăn tối đa tối đa 2 lần/tuần vì có nhiều thủy ngân).

Vitamin và khoáng chất: Tuy không tạo ra năng lượng nhưng vitamin và khoáng chất là những vi chất thiết yếu đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu thiếu hụt các vi chất trong thai kỳ, đặc biệt chất sắt, kẽm, vitamin D - trẻ sinh ra sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý như thiếu vitamin D gây còi xương, thiếu sắt gây thiếu máu…. Một số loại vi chất quan trọng mẹ bầu được khuyến cáo phải nạp đủ trong thai kỳ là:

  • Axit folic: Giúp phát triển trí não của bé và ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh. Mẹ bầu nạp đủ axit folic sẽ giúp phòng tránh nguy cơ dị tật hở hàm ếch, sứt môi, sinh non…ở thai nhi, nhất là những mẹ nghén nặng. Hãy xây dựng thực đơn ăn uống với các loại rau lá xanh đậm, trái cây: bơ, kiwi, cam, đu đủ chín..., các loại rau họ đậu & ngũ cốc nguyên cám
  • Sắt: Giúp sự tăng trưởng của nhau thai và thai nhi. Khi mang thai, thể tích máu mẹ bầu tăng 50% nên thai phụ ưu tiên dùng thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…), gan, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu hạt và hạt, các loại rau có màu xanh đậm…
  • Kẽm: Mẹ bầu cần bổ sung kẽm đầy đủ để giảm thiểu nguy cơ thiếu cân ở trẻ, vi chất này có nhiều trong thịt đỏ, động vật có vỏ, trứng, các loại đậu hạt và hạt, ngũ cốc nguyên cám, súp lơ xanh…
  • Vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Các loại trái cây họ cam quýt, các loại rau xanh đậm… là đáp án cho câu hỏi ốm nghén nên ăn gì để bổ sung vitamin C của nhiều mẹ bầu.
  • Canxi: Đây là “nguyên liệu” chính để xây dựng hệ xương khớp và răng của thai nhi thêm chắc khỏe. Sữa, sữa chua & phô mai, tôm tép, cá cơm nhỏ, cua đồng…là những thực phẩm giàu Canxi mẹ bầu nên ăn/uống trong thai kỳ.
  • Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thu canxi trọn vẹn, góp phần phát triển hệ xương của thai nhi. Thai phụ cần tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày để tổng hợp nguồn vitamin D tự nhiên cho cơ thể.

hình ảnh

Một số loại thực phẩm chứa vitamin C là cam, quýt, các loại rau xanh đậm

Theo bác sĩ dinh dưỡng Quỳnh Thư: Trong 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ tăng từ 1-2kg. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cũng không cần ăn quá nhiều so với bình thường nhưng cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của mẹ và bé. Mẹ cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau (khoảng 20 loại thực phẩm mỗi ngày), bổ sung chất xơ từ rau, củ, trái cây. Trái cây thì nên chọn loại ít ngọt như trái bơ, cam, quýt, thanh long ruột trắng, táo, lê, dâu…với lượng khoảng 100 gam/lần, ngày 2-3 lần sau các bữa ăn.

Ngoài ra trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cũng được khuyến nghị dùng 600ml sữa mỗi ngày, mẹ bầu có thể sử dụng phối hợp sữa tươi tiệt trùng và 1-2 ly sữa dành cho phụ nữ mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Ưu tiên chọn loại sữa bổ sung các dưỡng chất quan trọng trong quá trình mang thai như: sắt, acid folic, canxi, đạm, đặc biệt là DHA giúp trẻ phát triển trí não từ trong bụng mẹ.

hình ảnh

Enfamama A+ - Hàm lượng DHA cao bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và con

Ngoài hàm lượng DHA theo khuyến cáo giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển trí não, sữa Enfamama A+ dành cho mẹ bầu còn bổ sung Axit Folic, canxi, chất xơ, protein, vitamin D, B12… giúp mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ cho bé có sự khởi đầu trọn vẹn. Ngoài ra, sữa Enfamama A+ vừa có thể làm bữa phụ, vừa làm thức uống chất lượng tiện lợi nhanh chóng hàng ngày, vị thanh ngọt dễ uống. Ngoài ra, Enfamama A+ còn có 2 vị: vani & sô-cô-la, cho mẹ nào muốn đổi vị.

Không chỉ riêng câu chuyện các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, trong buổi Livestream 2 “Sức khỏe mẹ bầu mùa dịch: Dinh dưỡng trước và sau sinh.”, bác sĩ dinh dưỡng Quỳnh Thư còn mang đến câu chuyện về tháp thức ăn, đĩa thức ăn, giúp các mẹ dễ dàng cân đo đong đếm, lựa chọn loại thực bổ sung trước và sau sinh. Và rất nhiều thắc mắc về dinh dưỡng trước và sau sinh cho con sự khởi đầu trọn vẹn cũng được bác sĩ dinh dưỡng Quỳnh Thư chia sẻ và giải đáp tất tần tật trong buổi livestream.

hình ảnh

Livestream Sức khỏe mẹ bầu mùa dịch: Dinh dưỡng trước và sau sinh với sự góp mặt của hotmom Minh Thúy và bác sĩ dinh dưỡng Quỳnh Thư ngày 25/9 vừa qua.