Stress là một hiện tượng phổ biến ở các bà mẹ mang thai do áp lực tâm lý và nội tiết thay đổi. Tuy nhiên nếu stress kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến thai nhi, dẫn đến những hậu quả mà các mẹ không lường trước được.


Thiếu oxy máu


Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tố hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi, có thê gây ra các dị tật ở thai nhi.


Thai nhi có nguy cơ tăng động


Khi mẹ căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng. Các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác. Trẻ được sinh ra từ các mẹ có độ căng thẳng liên tục có nguy cơ tăng động quá mức, biểu hiện gần giống với chứng tăng động giảm chú ý.


Nguy cơ tự kỷ


Nếu thai phụ bị rối loạn tâm lý ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, kéo dài đến 4-5 tuổi. Với thai phụ rối loạn tâm lý ở tuần thứ 38-40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến 7-8 tuổi. Ở mẹ bị trầm cảm, các hormone tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hormone, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.


Nguy cơ mắc bệnh tim


Mẹ trải qua mức độ cực kỳ căng thẳng khi mang thai thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những đứa trẻ khác. Đồng thời, chúng cũng có khả năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống kém hơn, sức khỏe cũng yếu hơn so với những đứa trẻ khác.


Những thứ tốt nhất cho bà bầu để giảm căng thẳng khi mang thai, mà mẹ bầu nên áp dụng: Đi bộ, tập Yoga, nghe nhạc thư giãn Yoga, giảm khối lượng công việc, trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn, hạn chế đường và các chất kích thích,…