Sàn khung chậu là 1 lớp cơ bắp thành hình võng để nâng đỡ ruột,bàng quang,tử cung.Trong thời kì mang thai,các cơ bắp này trở nên mềm ra và chùng xuống,và hiện tượng này cùng với sức nặng của em bé đẩy xuống làm cho các cơ bắp này yếu đi,gây cho bạn cảm giác nặng nề và khó chịu.Bạn có thể són ra 1 ít nước tiểu mỗi khi chạy,hắt hơi,ho,cười.Để tránh những điều này,điều cần thiết là bạn phải củng cố sàn khung chậu vững mạnh hơn.


Củng cố sàn khung chậu:Bạn nên thực hiện bài tập này thuờng xuyên,ít nhất là 3 đến 4 lần mỗi ngày.Một khi bạn đã học đc nó rồi bạn sẽ có thể luyện tập ở bất cứ đâu,bất cứ lúc nào,khi nằm ngồi hay đứng.Bạn cũng thấy nó rất có ích trong giai đoạn lâm bồn,khi biết cách làm chùng cơ bắp có thể tránh được nguy cơ rách âm hộ ,do đó giúp em bé vượt wa đc khung chậu dễ dàng hơn.Bạn hãy nằm ngửa,co đầu gối lại,áp 2 bàn chân xuống sàn.Bây giờ thì hãy co các cơ lại,thắt xiết lại như khi nín nhịn lúc đái.cứ tưởng tượng như bạn đang cố kéo 1 cái gì vào âm đạo,hơi kéo vào 1 tí,rồi nghỉ,rồi kéo,cho đến khi bạn không thể làm thêm được nữa.Bạn hãy giữ 1 lúc,rồi thả ra từ từ.Hãy tập lại 10 lần.


Sau khi sinh ,hãy tiếp tục bài tập này càng sớm càng tốt,để tránh tình trạng són đái và sa tử cung,nó đặc biệt có ích khi bạn bắt đầu các bài tập gập bụng để tránh áp lực lên cơ sàn chậu.Khoảng 3 tháng sau khi sinh,những cơ bắp này sẽ khoẻ lại.Kiểm tra các cơ này bằng cách nhịn đái,nếu có chút nước tiểu nào són ra thì hãy tập thêm 1 tháng nữa..


Tình trạng són đái ở lứa tuổi từ 45 trở lên cũng là do cơ sàn chậu bị yếu,vì đây là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh,(mà các cụ hay lý giải là do ăn rau cải hoặc ăn đồ chua).Vậy khi cơ sàn chậu đã khoẻ lại thì từ bây giờ đến lúc già hãy tập luyện bài tập này ,không cần phải tập liên tục như lúc đang mang thai mà chỉ cần mỗi ngày 1 lần thôi..


(theo "cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé" và "lấy lại vóc dáng sau khi sinh")