Bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ mà còn hại đến thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật thai.

Đôi khi do chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động khi mang thai dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng đến mẹ và bé, khiến thai nhi không thể phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện. Do đó, mẹ bầu cần chú ý phát hiện sớm để phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời.

Dưới đây là 4 dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, nếu mẹ có thì nên đi kiểm tra sớm.

1. Tăng cảm giác thèm ăn và giảm trọng lượng cơ thể

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là cảm thấy thèm ăn hơn, ăn uống nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn nhưng lại xuất hiện các triệu chứng gầy sút hoặc sút cân. Nếu thai phụ thấy mình không tăng cân khi ăn nhiều, ngược lại sụt cân đáng kể thì cần theo dõi đường huyết kịp thời.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Zh

2. Chóng mặt và mệt mỏi

Do sự chuyển hóa bất thường của cơ thể, đường không thể được sử dụng hết, và năng lượng thể chất cũng không thể được bổ sung đầy đủ. Từ đó gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt.

3. Quá nhiều nước ối

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến lượng đường trong máu của bản thân và thai nhi tăng cao, đường huyết cao dễ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong nước tiểu của thai nhi, nước tiểu sẽ đi vào nước ối nên sẽ có hiện tượng đa ối.

4. Da bị ngứa

Khi mang thai, khả năng miễn dịch của cơ thể bà bầu sẽ suy giảm, hàng rào chức năng của da cũng suy giảm, dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. Tuy nhiên, lượng đường trong máu quá cao cũng là nguyên nhân khiến da bị ngứa. Vì vậy, nếu đột nhiên mẹ bầu có triệu chứng ngứa ngoài da có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: mababy - healthhez

Những rủi ro của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chủ yếu là do thai nhi ngày càng có nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn, đòi hỏi mẹ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, việc bà bầu nạp quá nhiều đường và các chất dinh dưỡng khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa dinh dưỡng. Đồng thời việc bổ sung glucose cho bà bầu cũng sẽ tăng dẫn đến lượng đường trong máu của phụ nữ mang thai tăng lên.

Cũng có thể trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, việc tiết insulin không đủ. Không thể bù đắp cho những thay đổi sinh lý và dẫn đến tăng lượng đường trong máu, cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường dễ gây bệnh mạch máu, sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu và oxy của nhau thai, dễ gây tai biến mạch máu não cho thai phụ, thậm chí có thể dẫn đến sinh non, thai lưu.

Chức năng bạch cầu trong máu suy giảm sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của thai phụ, dễ bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp. Trường hợp nặng có thể bị nhiễm toan ceton , nhiễm trùng huyết, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Khi lượng nước ối tăng lên sẽ dẫn đến nguy cơ thai lưu và đẻ non.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: sohu

Có thể thấy, bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh rất nguy hại, thai phụ nên chú ý phòng tránh, kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, cần vận động hợp lý, không nên ngồi hoặc nằm lâu một chỗ, đồng thời kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Thông tin tham khảo DDN