Tại sao mẹ bầu thường hay bị đau răng? Làm sao để giảm đau răng khi mang thai mà không phải dùng quá nhiều thuốc? Đau răng có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

hình ảnh

Nguyên nhân gây đau răng khi mang thai

Có nhiều lý do khiến mẹ bầu dễ bị đau răng, bao gồm:

- Tiền sử sâu răng hoặc các vấn đề về răng miệng từ trước khi mang thai. Nếu trước đây răng đã yếu hoặc bị sâu, khi mang thai, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

- Vệ sinh răng miệng kém do ốm nghén. Khi buồn nôn và nôn nhiều, mẹ có thể lười đánh răng hoặc khó chăm sóc răng miệng như bình thường.

- Hormone progesterone tăng cao, làm suy yếu hệ miễn dịch. Điều này khiến vi khuẩn dễ tấn công nướu hơn, gây viêm nướu, chảy máu chân răng và đau nhức răng.

- Sự thay đổi độ pH trong nước bọt. Khi mang thai, nước bọt có tính axit hơn, làm mảng bám răng hình thành nhanh hơn và dễ gây sâu răng.

- Nôn ói làm tổn thương men răng. Axit từ dạ dày có thể làm mòn men răng, khiến răng yếu đi và dễ bị sâu hơn.

- Thiếu canxi. Khi mang thai, canxi phải chia sẻ cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ không bổ sung đủ, răng có thể bị yếu và dễ đau nhức hơn.

hình ảnh

Mẹ bầu có nên đi khám nha sĩ không?

Có! Khi mang thai, mẹ càng cần chú ý đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn. Thời điểm tốt nhất để đi khám răng là từ tam cá nguyệt thứ hai (3-6 tháng) đến đầu tam cá nguyệt thứ ba (7 tháng).

Tuy nhiên, mẹ không nên làm các thủ thuật nha khoa vào cuối thai kỳ, vì có thể gây ảnh hưởng đến tử cung và quá trình chuyển dạ.

Đau răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo tạp chí Journal of Periodontology, nếu đau răng kèm viêm nướu nặng, mẹ bầu có thể đối mặt với các nguy cơ như: Biến chứng thai kỳ, Sảy thai, Sinh non, Em bé sinh ra nhẹ cân

Nếu mẹ tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ, nguy cơ càng cao hơn. Thay vào đó, mẹ có thể thử các biện pháp tự nhiên như dùng đinh hương, baking soda hoặc tỏi để giảm đau răng an toàn.

hình ảnh

Cách giảm đau răng khi mang thai

- Tham khảo ý kiến nha sĩ. Trước khi khám, nhớ thông báo với bác sĩ rằng mẹ đang mang thai để được kê thuốc phù hợp.

- Súc miệng bằng nước muối. Đây là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Hòa tan 1 cốc nước ấm với ½ thìa cà phê muối và súc miệng nhẹ nhàng.

- Hạn chế ăn đồ ngọt. Nếu khó bỏ đường ngay lập tức, mẹ có thể giảm từ từ. Ngoài ra, hãy súc miệng với nước lọc hoặc đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt để hạn chế vi khuẩn phát triển.

- Ăn nhiều rau củ quả. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, thực phẩm giàu chất xơ giúp làm sạch răng miệng tự nhiên.

- Tránh nước súc miệng có cồn. Cồn có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong miệng, làm men răng yếu đi. Thay vào đó, mẹ nên chọn nước súc miệng không chứa cồn, an toàn cho bà bầu và mẹ sau sinh.

- Chăm chỉ đánh răng. Đừng quên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Mẹ cũng nên chọn kem đánh răng an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

Mẹ bầu hãy chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh những cơn đau răng khó chịu nhé!