Bây giờ mẹ đã chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ hai rồi! đầu tiên là xin chúc mừng mẹ nhé!

Vậy là mẹ đã mang thai 4 tháng rồi đấy! cũng từ đây mẹ sẽ chính thức bước qua tam cá nguyệt thứ 2, ‘bye bye’ cảm giác mệt mỏi, các cơn ốm nghén cũng từ từ ‘mất hút’. Thay vào đó là cảm giác dễ chịu vì đây được xem là giai đoạn thai kỳ ổn định nhất. Theo đó, dinh dưỡng trong nhau thai đã hoạt động tốt, cơ và xương thai nhi cũng dần phát triển. Đặc biệt, bắt đầu từ giai đoạn này mẹ sẽ cảm nhận sự cử động của bé linh hoạt hơn.

Mẹ bầu mang thai 4 tháng và những dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh

kích thước của bé khi mẹ mang thai 4 tháng

Giai đoạn này mẹ đã cảm nhận được về sự hiện diện của bé yêu

Ở giai đoạn này các mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn về sự hiện diện của bé yêu trong bụng, theo đó thai nhi cũng có nhiều sự thay đổi và phát triển khá nhanh trong giai đoạn này. Kích thước của bé yêu đã phát triển gần bằng quả bơ, cân nặng thai nhi tháng thứ 4 tầm 150gr, chiều dài dao động 13-14cm. Các chi, cơ bắp và hệ thần kinh của thai nhi tháng thứ 4 phát triển rõ rệt, thai nhi hình thành lông tơ trên cơ thể và hoàn thiện da. Qua hình ảnh siêu âm thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy bé đang mút tay hoặc lấy tay che mặt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thực đơn cho mẹ bầu 4- 5 tháng

Cơ thể của mẹ sẽ thay đổi ra sao khi mang thai 4 tháng

Dù có dễ chịu hơn một chút, song giai đoạn thai kỳ tháng thứ 4 vẫn còn khiến mẹ bầu mệt đôi chút, phần do bé tăng kích thước và trọng lượng khiến cơ thể nặng nề hơn. Phần khác trên cơ thể của mẹ cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu thay đổi.

Kích thước bụng của mẹ sẽ thay đổi ra sao khi mang thai 4 tháng

‘Mang thai tháng thứ 4 mà bụng vẫn bé? Hay mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa?’ chính là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng bình thường bởi tùy vào thể trạng và cơ thể của mẹ sẽ có kích thước bụng khác nhau. Những mẹ bầu bụng nhỏ thường lo lắng không biết bụng nhỏ vậy thì con có phát triển được bình thường hay không. Vậy bầu bụng nhỏ có gây ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

mang thai 4 tháng bụng bầu nhỏ

Bụng bầu vào tháng thứ 4 to hay nhỏ của mỗi mẹ bầu hoàn toàn khác nhau

Tuy nhiên, việc bụng bầu nhỏ hay to cũng do một phần phụ thuộc vào nước ối, những bà bầu có nước ối nhiều hơn thì chắc chắn bụng bầu cũng to hơn. Mẹ bầu lưu ý nhé nếu mẹ nào bụng nhỏ do nước ối ít thì nên bổ sung thêm thật nhiều nước, đồng thời ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho con hơn.

Một lý do khác đó là nhiều mẹ bầu mang thai lần đầu thì bụng cũng nhỏ hơn vì các cơ bụng không được kéo giãn trước đó. Với những mẹ mang thai lần đầu các cơ bụng vẫn được liên kết chặt chẽ với nhau không như những mẹ bầu sinh con thứ 2, thứ 3 vì vậy trông bụng thường săn chắc và nhỏ gọn hơn nhiều.

Hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở mẹ bầu, thậm chí mẹ sẽ dễ bắt gặp hiện tượng đó xuyên suốt thai kỳ. Tuy nhiên, để xác định lý do cụ thể gây căng bụng thì phải phụ thuộc vào những nguyên nhân kèm theo như:

  • Đau dây chằng tròn
  • Táo bón thai kỳ
  • Cơn co thắt Braxton-Hicks hay còn gọi chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt thực hành. 

Hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 4

Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ gặp phải một số hiện tượng gây khó chịu, trong đó có tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4. Một số mẹ có thể đau bụng trên, một số lại đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, cảm giác đau nhói hoặc đau lâm râm khác nhau sẽ cho biết tình trạng có nguy hiểm hay không?

đau bụng khi mang thai 4 tháng

Tình trạng đau bụng nhẹ khi mang thai không quá lo ngại

Với những mẹ bầu bị đau bụng bên trái chỉ lâm râm, thi thoảng mới đau và đau trong một thời gian ngắn thì đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tùy thể trạng sức khỏe cũng như cách sinh hoạt ăn uống của từng người mà mẹ bầu có thể xem xét mình có thể bị đau do rối loạn tiêu hóa, có vấn đề về đại tràng hoặc do thai đang to dần lên. Tốt nhất mẹ nên xin ý kiến từ bác sĩ thăm khám của mình.

Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng thứ 4

Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo quá nhiều cũng có thể là bất thường bởi thời điểm mang thai tháng thứ 4 thai kỳ đã ổn định nên rất hiếm trường hợp ra máu âm đạo. Nếu thấy ra máu mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám. Dịch âm đạo ở tháng thứ 4 sẽ ra nhiều hơn ba tháng đầu thai kỳ. 

Hiện tượng mẹ bầu bị ho khi mang thai tháng thứ 4

‘Bà bầu tháng thứ 4 mà bị ho thì có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?’ cũng là câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc. Theo đó, khi mang thai sức đề kháng của bà bầu suy giảm, kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể chính là điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ở bà bầu.

mẹ ho nhiều khi mang thai 4 tháng

Nếu ho kéo dài khi mang thai tháng thứ 4 mẹ nên gặp bác sĩ nhé!

Thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa thu đông, đông xuân, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra triệu chứng ho. Khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày, đây cũng là một nguyên nhân gây ho ở bà bầu.

Do đó, khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,... thì mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.

Tâm lý của mẹ thay đổi thế nào khi mang thai 4 tháng

Đến khoảng thời kỳ mang thai ở tháng thứ 4, cơ thể của mẹ bắt đầu có những sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thời điểm này chị em sẽ cảm nhận được sự mạnh mẽ, sức sống tràn đầy mà suốt 3 tháng qua phải chịu đựng từ ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi. Đặc biệt, một vấn đề khiến nhiều mẹ thắc mắc nhưng ‘ngại hỏi’ đó chính là những thắc mắc liên quan đến chuyện ‘sinh hoạt vợ chồng’. Theo đó, quan hệ khi mang thai 4 tháng có sao không? Hay mang thai tháng thứ 4 có nên quan hệ không? Chính là thắc mắc chung của nhiều cặp đôi.

quan hệ tình dục mang thai 4 tháng

Hầu hết các cặp vợ chồng thường băn khoăn không biết quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có thực sự an toàn không.

Thế nhưng câu trả lời là ‘có’ đấy! Tức là việc quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 4 là hoàn toàn tốt và an toàn, nó vừa không gây hại cho thai nhi, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu. Thời điểm này, thai nhi vẫn an toàn bên trong tử cung của người mẹ và được bao phủ bởi một lá chắn bảo vệ được gọi là nước ối. Điều này bảo vệ thai nhi khỏi bị sốc và các chấn thương khác. Do đó, bé không cảm thấy đau hay áp lực khi quan hệ tình dục. Tất nhiên, điều này chỉ nên áp dụng đối với những mẹ bầu mang thai 4 tháng có tình trạng sức khỏe ổn định, tâm lý thoải mái và thai nhi phát triển bình thường.

>>> Bài viết tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/pregnancy/4-months-pregnant#symptoms

>>> Bài viết liên quan: 

Nhận biết các dấu hiệu bất thường khi chảy máu âm đạo ở mẹ bầu

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa không? 

Dấu hiệu phù chân của mẹ khi mang thai và những lưu ý về sức khỏe