Mang thai 2 tháng đầu được xem là giai đoạn mà các dấu hiệu trở nên rõ rệt, phần lớn các chị em sẽ phát hiện mình có em bé vào thời điểm này.

Tháng thứ 2 thai kỳ được lấy cột mốc từ tuần thai thứ 5. Ở giai đoạn này, thai nhi 8 tuần tuổi đã bắt đầu chuyển động nhẹ, nhịp tim cao gấp đôi mẹ và các cơ quan trong cơ thể được hình thành nhiều. Và cũng tại thời điểm trái tim bé nhỏ đã bắt đầu nhịp đập của sự sống, mẹ bầu cần cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật kỹ lưỡng để cả hai mẹ con có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về những điều mẹ bầu cần biết để đảm bảo sức khoẻ khi mang thai 2 tháng nhé!

Mang thai tháng thứ 2 có biểu hiện gì?

- Chậm kinh

biểu hiện mang thai 2 tháng

Mang thai 2 tháng đầu là một trong những trải nghiệm đáng nhớ đối với các chị em.

Chậm kinh được cho là dấu hiệu mang thai 2 tháng chính xác và được nhiều chị em biết đến nhất. Giải thích hiện tượng này là do sau khi thụ tinh thành công thì trứng sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng. Như vậy, trong thời gian mang thai hai tháng đầu, trứng trong cơ thể mẹ bầu không rụng nữa nên không xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Nếu nữ giới bị muộn kinh nguyệt hơn 5 ngày thì rất có thể bạn đã mang thai.

- Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu có thai trong 2 tháng đầu rất phổ biến. Nhiều chị em gặp cảm giác buồn nôn, nôn mửa cả ngày dài, đặc biệt là vào buổi sáng, và khi ngửi thấy các mùi từ cá sống, thịt sống, nước mắm, kem đánh răng,...

- Đầy hơi, chướng bụng

Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu cảm thấy đầy bụng, tương tự như biểu hiện của phụ nữ trước kì kinh nguyệt. Đó là lý mà các chị em cảm thấy mặc quần áo hơi chật ở vòng eo dù tử cung lúc này vẫn còn khá nhỏ.

- Ngực lớn hơn

Biểu hiện mang thai 2 tháng đầu dễ nhận thấy khác là những thay đổi ở vùng ngực. Các chị em sẽ cảm thấy vòng 1 sưng, đau, quầng vú lớn hơn hoặc núm vú trở nên sẫm màu, nhô ra. Nguyên nhân chính dẫn đến dấu hiệu này là do nội tiết tố biến đổi làm cho hormone hCG tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ.

- Đi tiểu thường xuyên

Khi có thai 8 tuần, các mẹ hay đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tử cung phát triển kích thước lớn gây áp lực lên bàng quang. Đồng thời lưu lượng máu tăng cao khiến thận phải hoạt động với công suất cao hơn để ép chất thải ra ngoài cơ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cân nặng thai nhi theo tuần: Những điều có thể mẹ bầu chưa biết

Những vấn đề thường gặp khi mang thai 2 tháng gây hoang mang tột độ

- Ra máu khi mang thai tháng thứ 2

Mang thai được 8 tuần, không ít mẹ bầu sẽ gặp trường hợp chảy máu âm đạo. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này diễn ra. Có khi là bình thường, nhưng trong nhiều trường hợp là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bao gồm những nguyên nhân dưới đây:

  • Trứng được thụ tinh vào tử cung
  • Nhiễm trùng vùng kín
  • Tụ máu dưới màng đệm
  • Tử cung nhạy cảm
  • Màng đệm
  • Dọa sảy thai
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sảy thai

- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

mang thai 2 tháng bị đau bụng

Tình trạng đau bụng khá phổ biến khi mang thai 2 tháng đầu.

Có tới 90% thai phụ khi bước vào tháng thứ 2 của thai kỳ sẽ trải nghiệm cảm giác đau nhói ở vùng bụng hoặcđau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 2. Tuy nhiên, đa số các trường hợp này đều bình thường, chị em không cần quá lo lắng. Cụ thể, "thủ phạm" dẫn đến tình trạng này là do:

  • Kích thước tử cung to hơn
  • Chuột rút khi mang thai
  • Ốm nghén
  • Rối loạn tiêu hóa.

- Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2

Tương tự như tình trạng đau bụng ở trên, tình trạng đau bụng dưới hoặc đau bụng dưới bên trái khi mang thai 2 tháng đầu xảy ra khá phổ biến ở các mẹ và có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Bị đầy bụng, khó tiêu
  • Đau dây chằng
  • Tiêu chảy.

- Đau lưng khi mang thai tháng thứ 2

Đau lưng khi có thai tháng thứ 2 có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Chưa thích nghi được với sự xuất hiện của thai nhi trong bụng, cùng với đó là sự thay đổi hormone, thay đổi về cơ thể, ốm nghén làm cho mẹ bầu mất cân bằng tự nhiên và dẫn tới tình trạng đau lưng
  • Căng thẳng quá mức
  • Tư thế nằm, đứng, ngồi bị thay đổi cũng chính là nguyên nhân dẫn tới bị đau lưng
  • Thai nhi ngày một phát triển và lớn lên gây áp lực lên vùng lưng, cột sống gây nên tình trạng đau lưng khi mang thai 2 tháng đầu.

6 thắc mắc phổ biến của chị em khi mang thai 2 tháng

- Mang thai 2 tháng đầu có được quan hệ không?

Một trong những câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng thường đặt ra là quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 có được không? Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia đã khẳng định quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ luôn an toàn và không gây tổn thương đến thai nhi. Điều này bao gồm cả những tuần đầu, tháng thứ 2 hay tháng thứ 3 sau khi thụ thai.

Thế nên chị em đừng quá lo lắng mà hãy thư giãn và tận hưởng đời sống chăn gối với một trải nghiệm mới nhé!

- Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa?

Trả lời cho câu hỏi này, bụng to hay nhỏ ở tháng thứ 2 còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Theo các chuyên gia, nếu mẹ thuộc tạng người cao ráo, thon gon thì mang thai mẹ sẽ ít bị sồ sề. Còn nếu cơ thể mẹ đã mũm mĩm, đầy đặn sẵn thì vòng bụng khi mang thai chắc chắn sẽ to. Bên cạnh đó, vòng 2 lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai trước đó. 

- Mang thai tháng thứ 2 nên ăn gì?

Bước vào tháng thứ 2 thai kỳ, dinh dưỡng vẫn là một trong những điều quan trọng nhất các mẹ cần chú ý để em bé phát triển bình thường và khỏe mạnh nhất. Trong đó, các mẹ cần lưu ý bổ sung các thực phẩm có chứa những dưỡng chất như: axit folic, sắt, canxi, protein và hạn chế ăn đồ tái sống, tránh rựu bia, sữa tươi tiệt trùng nhé!

nên ăn gì khi mang thai 2 tháng

Mang thai 2 tháng đầu cần nhất là dinh dưỡng đa dạng, đủ chất.

- Mang thai 2 tháng bị covid có sao không?

Trong trường hợp mẹ bầu được xác định là dương tính với Covid thì không nên hoang mang hay quá lo lắng mà hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sức đề kháng tốt, chị em hoàn toàn có thể hồi phục sau từ 7- 10 ngày. Ngược lại, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có dấu hiệu chuyển nặng như sốt cao liên tục, khó thở, đau ngực,…

- Bị cảm khi mang thai tháng thứ 2 có nên uống thuốc?

Ở thắc mắc này thì các mẹ bầu cần lưu ý, đó là tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị cảm cúm nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc đều có tác dụng phụ đối với mẹ bầu và làm tăng nguy cơ bị sảy thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm độc thai nghén.. nếu mẹ không sử dụng đúng theo hướng dẫn cũng như tuân theo liều lượng phù hợp.

Trên đây là những dấu hiệu thường xuyên xảy ra và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu khi mang thai 2 tháng đầu. Mong rằng những thông tin hữu vừa cung cấp sẽ giúp bạn phát hiện thai kỳ sớm nhất và có kế hoạch để đảm bảo bé phát triển toàn diện, khoẻ mạnh.

>>> Xem thêm bài gốc tại: https://www.healthline.com/health/pregnancy/2-months-pregnant#fetal-development

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Mang bầu 3 tháng, tất tần tật những điều mẹ cần biết

Thai nhi 8 tuần đã chuyển động chưa, mẹ cảm nhận được không?

14 dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất không cần dùng que thử